Bị những cơn ngứa hành hạ trong suốt thai kỳ nhưng người mẹ không hề biết rằng mình đang mắc một căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi.
Khi mang thai, thông thường cơ thể người mẹ sẽ xuất hiện nhiều thay đổi do ảnh hưởng của hormone. Trong đó, >mẹ bầu bị ngứa là một trong những hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu lạ khi mang thai lại chính là triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và con, như câu chuyện của chị Emily Smith dưới đây:
"Tôi đã bị ngứa từ nhẹ đến nặng trong suốt thai kỳ. Trong ba tháng đầu, cảm giác ngứa ngáy đến mức khiến tôi thức giấc vào ban đêm.
Tôi sẽ sinh con vào mùa đông này và đang phải chịu đựng những cơn ốm nghén nặng, cộng thêm việc bận rộn chăm sóc đứa con nhỏ của mình, vì vậy tôi đã nghĩ rằng mình chỉ bị khô da và cần dưỡng ẩm nhiều hơn. Nữ hộ sinh của tôi đã làm xét nghiệm máu để chắc chắn tôi không sao cả.
Nhưng khi mang thai ở tuần 35, tôi được chẩn đoán mắc chứng ứ mật thai kỳ. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh, tôi được đưa vào bệnh viện và được thông báo sẽ sinh con luôn. Trước đó tôi đã phải nhập viện một vài lần do mất nước vì ốm nghén nặng.
Suy nghĩ lúc đó của tôi là: 'Túi đồ đi đẻ vẫn chưa chuẩn bị xong, liệu chồng mình có biết xếp đồ không đây?'. Lúc này trong tôi có cảm giác kỳ lạ vừa sợ hãi lại vừa phấn khích và khao khát muốn được ôm con vào lòng.
Sau đó tôi đã được tiêm steroid hai lần để giúp thai nhi có thể thở được nhưng nó không thực sự có tác dụng. Tôi được đẩy xuống phòng mổ ngay lập tức và toàn bộ thời gian đó chồng tôi, Benjamin, 27 tuổi luôn động viên rằng: 'Em sẽ ổn thôi, rồi chúng ta sẽ gặp trong con hôm nay'.
Sau đó con trai tôi - Andrew cũng đã ra đời, tôi ngay lập tức thấy mình yêu bé vô điều kiện. Tôi không biết tại sao tôi từng nghi ngờ mình sẽ không yêu thương đủ cả hai đứa con của mình. Nhưng trước khi hiểu được chuyện gì đang diễn ra thì cả chồng và con tôi đều được đưa ra ngoài ngay lập tức vì bé không thở như bình thường được, còn bản thân tôi thì lại đang bị băng huyết nặng.
Sau những gì đã trải qua và cảm thấy dài như cả đời, bác sĩ cuối cùng đã kiểm soát được cơn băng huyết và tôi đã hồi phục. Còn bé trai thì đang ở trong phòng chăm sóc đặc biệt, lấy oxy, được theo dõi và đang được chuẩn bị cho đèn thủy trị liệu.
Sau 5 giờ rưỡi sau khi con chào đời tôi mới được gặp lại và ôm, hôn con. Cảm xúc lúc đó thật không gì diễn tả được.
Trong khi con trai tôi cần 24 giờ trị liệu bằng ánh sáng, thì tôi cần truyền máu và truyền sắt, vì mỗi lần đứng dậy (điều được khuyến khích làm sau phẫu thuật), cơ thể tôi sẽ bị sốc và bị ngất vì mất máu. Tôi bị xuất huyết nặng sau sinh với cả hai đứa con, nhưng khi sinh con trai lần này tôi đã mất gần một nửa lượng máu.
Bây giờ >sức khỏe cả hai mẹ con đều đã ổn trở lại và tôi rất biết ơn rằng tình trạng của mình đã được nhìn thấy kịp thời. Hãy nhớ không bao giờ bỏ qua các triệu chứng lạ trong thai kỳ và nghĩ rằng chúng sẽ biến mất, sự sống và cái chết là điều vô cùng khác biệt".
Ứ mật thai kỳ là bệnh hiếm và chỉ xảy ra với phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng, nhưng hầu hết các chuyên gia đều cho rằng những thay đổi hormone khi mang thai chịu trách nhiệm chính cho căn bệnh này.
Khi mang thai, nội tiết tố tăng cao làm ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa các chất ở gan, ảnh hưởng đến dòng chảy của mật trong cơ thể. Mật tích tụ trong máu, kích thích các tế bào thần kinh dưới da. Do đó, tình trạng mẹ bầu bị ngứa da là biểu hiện đầu tiên để nhận biết bệnh này.
Biến chứng có thể xảy ra của bệnh
Thai nhi không thể chịu đựng được tình trạng tăng cao lượng axit mật của người mẹ.
- Một số bà bầu bị mắc bệnh da và lòng trắng của mắt chuyển sang màu vàng. Đây không phải là một biểu hiện bình thường.
- Thiếu hụt vitamin K có thể dẫn đến những vấn đề về tắc nghẽn máu và làm tăng nguy cơ chảy máu của cả mẹ và bé. Vì vậy, các bà bầu có thể được bổ sung vitamin K (Konakion) trước hoặc sau khi sinh.
- Tăng nguy cơ suy thai, sinh non hoặc chết lưu.
- Tăng khả năng bị bệnh ở lần mang thai tiếp theo nếu đã từng mắc chứng bệnh này. Một số nguyên cứu cho thấy nguy cơ tái phát bệnh lên đến 90%.