Hiếm hoi về ca đẻ mà dây rốn thắt thòng lọng chằng chéo siết chặt cổ và toàn thân bé sơ sinh

Mẹ bầu 17/12/2018 05:30

Hình ảnh đứa bé chào đời với nguyên vòng dây rốn quấn cổ được chia sẻ lại rộng rãi trên mạng xã hội và thu hút được nhiều sự quan tâm.

Mới đây, một hình ảnh đứa bé chào đời với nguyên vòng dây rốn quấn cổ được chia sẻ lại rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc thu hút đông đảo sự chú ý, nhất là các bà mẹ.

Hiếm hoi về ca đẻ mà dây rốn thắt thòng lọng chằng chéo siết chặt cổ và toàn thân bé sơ sinh - Ảnh 1

Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không?

Dây rốn quấn quanh cổ là một hiện tượng thường gặp trong thai kỳ, dây rốn quấn cổ là nguyên nhân chính gây tử vong chu sinh. Nhiều người tin rằng hiện tượng này có liên quan đến tình trạng dây rốn quá dài, cơ thể thai nhi nhỏ bé, nước ối quá nhiều và sự chuyển động thường xuyên của em bé trong tử cung.

Dây rốn là sợi dây liên kết giữa thai nhi và người mẹ, đây là bộ phận có vai trò đặc biệt đối với sự sống của thai nhi như trao đổi khí, các chất dinh dưỡng được nhận từ mẹ. Do vậy, nếu có một trở ngại trong chức năng của dây rốn, nó sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bình thường của em bé, thậm chí là đe dọa tính mạng của thai nhi.Về cơ bản, dây rốn có thể dài và căng ra khi thai nhi chuyển động do đó dây rốn không quấn chặt cố định một chỗ, không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, cũng khó nói về mức độ nguy hiểm khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ vì còn phụ thuộc vào chiều dài, số vòng quay quấn cổ. Nguy cơ sẽ được bác sĩ xác định tùy trường hợp cụ thể.

Chiều dài dây rốn bình thường của thai nhi đủ tháng là 50-60cm. Nếu nhỏ hơn 50cm có nghĩa là dây rốn quá ngắn. Nếu dây rốn quá dài sẽ dễ gây tình trạng sa dây rốn, dây rốn quấn cổ. Nếu dây rốn dài gây vướng víu thì mức độ ảnh hưởng đến thai nhi tương đối nhỏ, nếu dây rốn ngắn nhưng vướng víu, nó có thể cản trở sự lưu thông máu của động mạch rốn, gây ra các mức độ khác nhau, thai nhi có thể bị thiếu oxy. Thai lưu là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, trường hợp dây rốn quấn quanh cổ trong quá trình sinh nở sẽ gây khó khăn cho quá trình đứa bé chào đời, đây là "thủ phạm" khiến cuộc chuyển dạ kéo dài hoặc kéo dài thời gian sinh nở. Nếu bị dây rốn quấn cổ, em bé khó lọt ra ngoài bằng đường âm đạo, nguy hiểm hơn em bé có thể bị thiếu oxy trong quá trình chuyển dạ.

Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm

Dây rốn quấn cổ là 1 hiện tượng bình thường: Theo số liệu từ tổ chức NCBI trực thuộc Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (National Library of Medicine, NLM), cơ quan của Các viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health, NIH), có đến 1/3 số trẻ sinh ra có dây rốn quấn cổ, dù sinh thường hay sinh mổ.

Trong quá trình sinh, không phải bác sĩ sản khoa nào cũng thông báo cho sản phụ biết điều này, vì đây được coi là 1 hiện tượng bình thường, tất nhiên lý tưởng nhất vẫn là dây rốn độc lập, không quấn vào bất cứ bộ phận nào trên cơ thể bé để tránh nguy hiểm hoặc biến chứng có thể xảy ra.

Dây rốn thường có chiều dài trung bình dao động khoảng 50-60 cm. Dây rốn càng dài càng có thể làm tăng nguy cơ dây quấn cổ 1 vòng hoặc nhiều vòng hơn và có hiện tượng thắt nút. Về lý thuyết, sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm. Mặc dù dây rốn dài có thể vướng và quấn vào cổ em bé, gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần nhưng nó cũng có tác dụng bảo vệ bào thai khỏi nguy cơ giảm lưu lượng máu truyền qua dây rốn.

Những loại quả các mẹ bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ vì vô cùng nguy hiểm cho thai nhi

Hoa quả là loại thực phẩm bổ dưỡng, nhất là với những mẹ bầu. Thế nhưng có những loại quả các mẹ tuyệt đối nên tránh trong ba tháng đầu thai kỳ.

TIN MỚI NHẤT