Chị Hà ở Hà Đông (Hà Nội) mang thai hơn 3 tháng nhưng không may bị sảy chị vì chị xách quá nặng khi đi chợ về khiến cả gia đình vô cùng đau xót.
Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi để có thể thích nghi với sự phát triển của em bé. Tử cung mở rộng, các khớp hông bắt đầu nới lỏng, trọng tâm và sự cân bằng của cơ thể sẽ thay đổi. Vì vậy, phụ nữ mang bầu không thể làm những việc như mình đã làm trước khi mang thai.
Theo các chuyên gia khuyến cáo khi mang thai các >mẹ bầu không nên mang vác nặng bởi có nhiều nguy cơ có thể xảy ra nếu như phụ nữ mang thai mang vật nặng quá mức:
Nguy cơ sảy thai hoặc sinh non
Nếu như việc mang thai của bạn hơi khó khăn và có nguy cơ chuyển dạ sớm hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thử nâng các vật nặng.
Tiến sĩ Christopher Chong, bác sĩ phụ khoa sản khoa tại Bệnh viện Gleneagles (Singapore), chỉ ra rằng nếu một người phụ nữ bị chảy máu trong âm đạo, việc máu đông sẽ cần thiết cho việc cầm máu, tuy nhiên nếu nâng vật nặng, cục máu đông này có thể sẽ bị phá vỡ và tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Trong 3 tháng đầu, điều này có thể dẫn đến sảy thai và chuyển dạ sớm.
Tổn thương vùng xương chậu
Khi mang thai, các cơ ở vùng chậu dãn ra. Việc nâng vật nặng có thể gây ra căng thẳng và tổn thương xương chậu nếu như bạn không thường xuyên tập các bài tập giúp giãn xương chậu, điều này làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ và căng tức cơ quan vùng chậu.
Nguy cơ bị ngã
Khi mang thai, trọng tâm của cơ thể thay đổi và điều đó có thể khiến cho bạn mất thăng bằng khi cố gắng gập người hoặc nghiêng về phía trước để nâng một vật nặng. Việc ngã rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì nó có thể gây rủi ro cho cả mẹ và bé, đặc biệt trong tuần thứ 3, một cú ngã mạnh có thể dẫn đến việc chuyển dạ sớm hoặc tách nhau thai.
Gây đau lưng
Khi mang thai, tử cung trở nên lớn và nặng hơn là căng thêm phần lưng của các bà mẹ. Nếu như không có tư thế đứng hay ngồi đúng, phụ nữ có thể bị đau lưng mãn tính. Bất kì việc nâng một vật nặng nào cũng sẽ khiến điều này trở nên tồi tệ hơn.
Nếu như lưng của các bà mẹ không được chăm sóc tốt khi mang thai thì bệnh đau lưng có thể kéo dài đến cả sau khi sinh con. Ngay cả khi bạn không có vấn đề gì về lưng thì việc nâng một vật nặng cũng có thể dẫn đến việc căng cơ lưng hoặc thậm chí lệch cột sống nếu như không cẩn thận.
Thế nào thì được gọi là vật nặng?
Để biết tránh hoặc giảm thiểu việc mang vật nặng khi mang thai, bạn cần phải biết rằng như thế nào thì được xem là vật nặng. Theo hướng dẫn của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ thì việc nâng một vật hơn 23kg có thể được cho phép lặp đi lặp lại trong nửa đầu của thai kỳ (đến tuần 20) và không liên tục từ tuần thứ 30. Từ tuần thứ 20-24, bạn vẫn có thể mang một vật nặng tầm 23kg, tuy nhiên sau tuần 24 và 30, bạn chỉ có thể mang vật có khối lượng 11kg.