Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt và khả năng có con của chị em phụ nữ. Chính vì vậy, khi bị kinh nguyệt không đều, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách điều trị thích hợp.
Kinh nguyệt không đều có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt không đều là một vấn đề thường thấy ở các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Biểu hiện rõ nhất của bệnh là sự thất thường về chu kỳ kinh, lượng máu kinh, vô kinh hay hiện tượng rong kinh...Tất cả những điều này đều khiến nữ chị em cảm thấy mệt mỏi, bứt rứt, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.
Ngoài ra, >kinh nguyệt không đều còn có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh vì thường căn nguyên gây nên tình trạng này là do mắc bệnh phụ khoa gây ra. Nếu kinh nguyệt không đều không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến tuyến giáp, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Hơn nữa, nếu gặp tình trạng kinh nguyệèm ra máu nhiều, t không đều đi kkéo dài, chảy máu giữa chu kỳ hoặc ra máu không theo chu kỳ thì sẽ rất dễ dẫn đến thiếu máu, xuất hiện đau đầu, mệt mỏi, nhịp tim loạn, thở gấp… trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Với phụ nữ >chu kỳ kinh nguyệt không đều do bị bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng nếu không nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh ác tính khác.
Những nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều
Có một số nguyên nhân thường gặp gây rối loạn kinh nguyệt:
- Căng thẳng tâm lý: Tâm trạng bất ổn, căng thẳng trong cuộc sống, áp lực công việc đều là yếu tố làm tuyến yên bị ức chế gây ra tình trạng trứng rụng không đều dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.
- Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc tránh thai hoặc 1 số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ như chậm kinh, kinh không đều, mất kinh…
- Chế độ ăn kém >dinh dưỡng: Nhiều chị em ăn kiêng để giảm cân nhưng thực hiện sai phương pháp dẫn tới cơ thể bị suy dinh dưỡng, giảm sự bài tiết hormone estrogen và phóng noãn gây kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó phụ nữ thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia, cà phê cũng có nguy cơ cao rối loạn kinh nguyệt.
- Suy tuyến giáp: Gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết hormone sinh sản prolactin do tuyến yên bài tiết gây mất kinh, kinh không đều
- Đa nang buồng trứng: Là nhiều nang trứng tồn tại trong buồng trứng. Phụ nữ bị đa nang buồng trứng có triệu chứng kinh nguyệt ít, không đều, rong kinh.
Cách điều trị kinh nguyệt không đều
Khi có những dấu hiệu của kinh nguyệt không đềum chị em cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nếu kinh nguyệt không đều không phải do bệnh thì chị em chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt như uống nhiều nước, ăn nhiều những thực phẩm giàu dinh dưỡng, không thức quá khuya, làm việc quá sức, giữ cho tâm lý luôn ổn định và thoải mái, hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cafein...
Chữa kinh nguyệt không đều bằng các bài thuốc Đông y như ích mẫu, ngải cứu cũng là một phương pháp có thể cân nhắc.
Một cách khác mà bác sĩ có thể đưa ra là chữa kinh nguyệt không đều bằng biện pháp liên hợp. Liệu pháp điều trị này là sự kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu, nội khoa, tiểu phẫu và điều chỉnh tâm lý. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm có tác dụng giúp điều hòa kinh nguyệt dưới đây để điều trị kinh nguyệt không đều.
1. Mùi tây
Dây được coi là loại thực phẩm hiệu quả nhất trong điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều. Vì đây là loại rau rất giàu vitamin A, đồng thời là thực phẩm sinh nhiệt, mở rộng tử cung nên có thể đẩy máu ra ngoài dễ dàng hơn.
2. Gừng
Gừng là thực phẩm không thể thiếu trong việc điều trị rối loạn kinh nguyệt, bởi gừng có tác dụng rất tốt trong việc giảm chứng đau bụng kinh, các chị em có thể bổ sung gừng vào các bữa ăn hàng ngày.
[cach dieu tri kinh nguyet khong deu cho chi em don gian, hieu qua - 4]
Gừng là một trong những thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. (Ảnh minh họa)
3. Nha đam
Nha đam có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa các hormone, từ đó sẽ có thể điều hòa kinh nguyệt một cách hiệu quả. Để có thể đạt được hiệu quả mức cao nhất, tốt hơn hết, các chị em nên sử dụng nha đam ở dạng nước ép.
4. Nghệ
Nghệ được coi là một trong những “thần dược” của dân gian, nghệ có tác dụng chữa rất nhiều bệnh chứ không riêng là cách chữa rối loạn kinh nguyệt. Nghệ sẽ giúp kích thích lưu thông máu trong tử cung và cân bằng nội tiết tố nên nó sẽ hỗ trợ tích cực trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời còn giúp làm giảm đau bụng kinh và co thắt.
5. Vừng (mè)
Vừng (mè) có chứa chất dầu cao nên có thể giúp cân bằng các hormone, từ đó sẽ giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Các chị em chỉ cần rắc vừng lên trên một số món ăn khi ăn.
6. Hạt thì là
Hạt thì là giúp điều tiết nội tiết tố và sự mất cân bằng nội tiết tố. Do vậy, diệu ứng estrogen của nó sẽ giúp cân bằng hệ sinh sản nữ và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.