Ăn dứa có tốt cho bà bầu không là thắc mắc của nhiều người. Quả dứa (thơm, khóm) là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, nhưng mẹ bầu cũng cần lưu ý rất nhiều điều khi ăn nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong thai kỳ, >mẹ bầu thường phải kiêng khem nhiều thực phẩm khác nhau để đảm bảo an toàn cho >sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, dứa cung cấp nhiều vi chất >dinh dưỡng thiết yếu nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng lo lắng quá nhiều về điều này và những thông tin về việc ăn dứa có tốt cho bà bầu không? dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.
Dứa có chứa bromelain. Viên uống có chứa bromelain không được khuyến nghị dùng khi đang mang thai bởi nó có thể phá vỡ protein trong cơ thể và dẫn đến chảy máu bất thường. Tuy nhiên, lượng bromelain trong một quả dứa không ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Nếu bạn thắc mắc rằng ăn dứa nhiều có tốt cho bà bầu không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên trên thực tế, để tạo ra ảnh hưởng đến thai kỳ, bạn phải ăn từ 7-10 trái dứa cùng một lúc, và điều này gần như không thể xảy ra. Vì vậy, nếu ăn dứa ở mức độ vừa phải (ví dụ 1 trái) sẽ không có tác động xấu đến bạn và con.
Câu trả lời là có. Mẹ bầu có thể an tâm trong khẩu phần ăn khi có dứa. Để mang lại hiệu quả tốt về sức khỏe cho cả mẹ và bé, bạn nên ăn từ một đến hai trái mỗi tuần. Chỉ khi bạn ăn quá nhiều như khoảng trên bảy trái mỗi tuần thì mới có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể, vì lúc này dứa làm tăng một lượng lớn bromelain − một loại enzyme làm tăng nguy cơ sẩy thai. Thay vào đó, bạn nên dùng dứa đóng hộp hay nước ép dứa vì bromelain đã bị được loại bỏ bớt trong quá trình đóng hộp.
Bữa ăn lý tưởng trong thai kỳ sẽ được tạo nên từ các loại thực phẩm trong tháp dinh dưỡng. Cùng với việc uống nhiều nước, bạn nên cố gắng ăn đủ nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và khỏe mạnh để có được sức khỏe tốt nhất.
Thực phẩm thuộc các nhóm sau đây sẽ giúp em bé của bạn có thêm vitamin và chất khoáng để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh: Ngũ cốc, trái cây và rau xanh, Protein (thịt, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại đậu), các chế phẩm từ sữa.
Các yếu tố tuổi tác, chiều cao, cân nặng và các yếu tố dinh dưỡng khác sẽ quyết định lượng thức ăn bạn nên ăn là bao nhiêu. Ví dụ, với một người phụ nữ 25 tuổi, nặng khoảng 63kg, cao khoảng 1.63m thì nên ăn khoảng 250 gam trái cây và rau quả một ngày trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, lượng trái cây và rau quả khuyến nghị tăng lên khoảng 275gam. Một phụ nữ cao khoảng 1.75m có thể sẽ phải cần đến khoảng 300g rau quả một ngày.
Dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cho mẹ được khỏe mạnh trong thời gian mang thai. Dứa còn có một lượng chất béo bão hòa thấp và hàm lượng chất xơ cao, do đó có giá trị dinh dưỡng rất lớn.
Dứa chứa nhiều vitamin C, các chất chống oxy hóa hòa tan trong nước giúp chống lại sự suy giảm tế bào diễn ra bên trong cơ thể và giúp tăng cường miễn dịch trong thai kỳ.
Một trái dứa chứa khoảng 79 mg vitamin, giúp thúc đẩy sản xuất collagen. Collagen đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển da, sụn, xương và gân của thai nhi. Một trái dứa gần như cung cấp đủ yêu cầu hằng ngày, nghĩa là 80−85 mg vitamin C trong thai kỳ. Khoáng chất mangan có trong dứa cũng là một enzyme cần thiết cho việc phát triển xương khỏe mạnh và ngăn ngừa loãng xương.
Vitamin B1 hay thiamine rất hữu ích cho hoạt động của cơ, hệ thần kinh và tim. Vitamin B6 và pyridoxine có nhiệm vụ cung cấp kháng thể và sản xuất năng lượng. Nó cũng mang đến cảm giác dễ chịu khi bị ốm nghén. Thiếu vitamin B6 dẫn tới thiếu máu, và vitamin B6 có nhiều trong quả dứa giúp hình thành hồng cầu.
Dứa cũng chứa một lượng đồng hỗ trợ quá trình hình thành hồng cầu và hình thành tim của thai nhi.
Dứa có chứa hàm lượng chất xơ cao giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ, một vấn đề hay gặp phải trong giai đoạn đầu trong giai đoạn mang thai.
Một quả dứa tươi có thể cung cấp lượng sắt cần thiết để sản xuất hồng cầu và axit folic giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Lượng bromelain có trong dứa giúp chống lại các vi khuẩn trong đường ruột và phục hồi quá trình tiêu hóa.
Hiệu quả lợi tiểu của dứa đó là chúng giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Điều này ngăn ngừa tình trạng sưng phù phổ biến trong thai kỳ.
Hầu hết các mẹ bầu đều bị giãn tĩnh mạch trong thai kỳ. Các tĩnh mạch ở chân khi bị giãn thường phình to lên và xoắn lại gây đau nhức. Bromelain trong dứa làm giảm sự hình thành chất xơ trên tĩnh mạch và giảm sự khó chịu.
Mùi thơm và hương vị của dứa giúp cải thiện tâm trạng và nâng cao cảm xúc. Đây là loại trái cây có vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng giúp kích thích vị giác, làm mẹ cảm thấy ngon miệng, từ đó thoát khỏi những âu lo, trầm cảm và những suy nghĩ tiêu cực khác.
Bạn có thể bị cao huyết áp trong thời gian mang thai. Bromelain trong dứa giúp lưu thông máu và giảm huyết áp. Do vậy, mẹ bầu ăn dứa giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông.
Như vậy ăn dứa có tốt cho bà bầu không? Chắc hẳn câu trả lời là có. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu cơ thể mẹ bầu gặp đang phải nhiều vấn đề khác về sức khỏe cũng như sử dụng dứa quá nhiều thì loại trái cây này mới phản tác dụng. Dưới đây là một số ảnh hưởng của việc sử dụng dứa không đúng cách.
Nếu mẹ bầu có dạ dày nhạy cảm hay đường tiêu hóa yếu thì nên tránh loại trái cây này. Các axit có trong dứa có thể dẫn đến chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày.
Bromelain có trong dứa nếu sử dụng ở mức hợp lý đem lại nhiều lợi ích. Trái lại, ăn quá nhiều dứa sẽ làm tăng lượng bromelain quá mức trong cơ thể, ảnh hưởng đến cổ tử cung, gây sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Nó cũng gây nôn mửa, phát ban da và co thắt tử cung trong ba tháng đầu thai kỳ.
Tuy dứa không phải nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường trong thai kỳ, nhưng chúng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn.
Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng bromelain dẫn đến tiêu chảy.
Ăn dứa quá mức có thể gây ra đau sưng trên lưỡi, má trong và môi. Những điều này sẽ biến mất trong một thời gian. Tốt nhất là mẹ bầu nên tránh sử dụng nếu bạn đang bị loét dạ dày, viêm dạ dày, đang có nguy cơ sẩy thai, tình trạng đông máu hay huyết áp thấp.
>>> Xem thêm:
- Hé mở bà bầu ăn dứa có sao không và giải oan cho quả dứa
- Thắc mắc thai kỳ: Bà bầu có được ăn dứa không?
Bà bầu nên ăn dứa từ tuần bao nhiêu? Nếu bạn ăn dứa trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể gặp một số dị ứng nhất định. Thai phụ cần tham vấn bác sĩ nếu gặp những trường hợp sau:
Những phản ứng này tương tự như phản ứng dị ứng của cao su hay phấn hoa xảy ra trong vài phút khi ăn dứa.
*Lượng dứa phù hợp với mẹ bầu trong thai kỳ
Ăn dứa có tốt cho bà bầu không? Dứa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai phụ nên bạn có thể cân nhắc tình trạng sức khỏe của mình để bổ sung dứa sao cho hợp lý trong thai kỳ. Ngoài dứa, mẹ cũng có thể bổ sung một số trái cây có vị chua như cam, chanh,… cũng rất tốt cho thai kỳ của mẹ.