Rất nhiều mẹ bầu thấy lo lắng vì xuất hiện tình trạng đau bụng khi mang thai tháng thứ 3. Đây có phải là dấu hiệu nguy hiểm không và mẹ cần phải xử lý như thế nào? Hãy cùng khám phá ngay câu trả lời chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!
- Cách làm cá nục hấp cuốn bánh tráng độc lạ, chuẩn ngon cho bữa ăn cuối tuần!
- Cách làm cá nục kho măng thơm ngon hấp dẫn, siêu bắt vị tại nhà!
Nội dung bài viết
Hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng thứ 3
Các cơn đau bụng trong tam cá nguyệt thứ nhất, tức là 3 tháng đầu thai kỳ luôn luôn khiến các mẹ bầu lo lắng nhất. Đây là giai đoạn thai nhi còn rất nhỏ bé và tỷ lệ sảy thai, thai lưu ở giai đoạn này cũng thường cao nhất.
Bước vào tháng thứ 3 của thai kỳ, một số mẹ bầu gặp phải dấu hiệu là những cơn đau bụng. Trên thực thế, đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Có trường hợp chỉ là những cơn đau không ảnh hưởng gì đến em bé. Tuy nhiên, lại có những trường hợp đó là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Khi gặp dấu hiệu đau bụng, chị em cần bình tĩnh, tránh việc hốt hoảng, lo lắng thái quá và suy nghĩ tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Những dấu hiệu đau bụng khi mang thai tháng thứ 3
1. Những dấu hiệu đau bụng bình thường
- Do ốm nghén
Trong các tháng đầu tiên của thai kỳ, nhất là tháng thứ nhất và tháng thứ 2 (khoảng 4-7 tuần đầu tiên), nên rất nhiều mẹ bầu trải qua cảm giác bị đau bụng lâm râm. Đó là lúc mà thai bám vào thành tử cung và làm tổ thành công trong buồng tử cung. Khi thai làm tổ xong, các cơn đau bụng lâm râm cũng sẽ dần hết.
Cho đến tháng thứ 3 thì thai nhi đã nằm yên ổn trong tử cung của mẹ rồi, tuy nhiên, các cơn đau bụng có thể quay trở lại. Lý do là những cơn ốm nghén xảy ra mạnh mẽ, khiến mẹ bầu thường xuyên nôn ọe, mệt mỏi và kèm theo cả cảm giác đau bụng dưới. Đây là dấu hiệu bình thường nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Thường cơn đau chỉ diễn ra trong 1-2 ngày rồi sẽ giảm dần và khi hết tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu sẽ hết tình trạng ốm nghén.
- Do căng cơ và dây chằng
Một lý do khác khiến bà bầu đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 đó là do sự căng cơ và dây chằng khi phải nâng đỡ tử cung đang ngày một lớn hơn. Đây cũng là một hiện tượng hết sức bình thường. Tình trạng đau nếu xảy ra quá nhiều và thường xuyên, để yên tâm và bớt phần lo lắng, mẹ bầu hãy đi tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám và siêu âm nhé.
- Do táo bón
Táo bón cũng có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 3. Cùng với sự thay đổi nội tiết, và việc uống vitamin và sắt, tử cung lớn lên cản trở hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hóa,… là các nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Tình trạng táo bón này sẽ gây đầy hơi, đau bụng, khó tiêu. Trong trường hợp này, mẹ bầu chỉ cần cải thiện chế độ ăn uống bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây là có thể cải thiện được được.
- Do tiêu chảy, đi ngoài
Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng đi ngoài cũng không hiếm gặp. Tình trạng này khiến mẹ bị tiêu chảy, kèm theo đau bụng, các cơn đau quặn bụng xảy ra kèm theo dấu hiệu đau râm ran quanh bụng, rốn. Tình trạng tiêu chảy này cũng khiến mẹ mất nước, mệt mỏi, trường hợp nặng có thể đi ra phân có máu, kèm theo nôn, sốt. Đa số trường hợp mẹ bầu sẽ khỏi trong 1, 2 ngày. Tuy nhiên khi tình trạng đi ngoài liên tục diễn ra hơn 2 ngày thì mẹ cần phải đi bác sĩ để tránh biến chứng nặng hơn nhé.
2. Những dấu hiệu đau bụng bất thường
Bên cạnh những trường hợp đau bụng không nguy hiểm như trên thì có một số trường hợp đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 được coi là bất thường và chị em cần phải hết sức chú ý để nhận ra và có biện pháp xử lý kịp thời.
Ở tháng thứ 3 của thai kỳ, thai nhi vẫn đang trong quá trình hình thành các cơ quan, bộ phận quan trọng của cơ thể. Em bé vẫn còn rất non nớt và mong manh nên mọi dấu hiệu bất thường mẹ bầu đều phải thận trọng chú ý. Các tình trạng đau như sau được coi là nguy hiểm và mẹ bầu cần phải tới ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám:
- Thai ngoài tử cung
Hiện tượng này xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, cơn đau lan ra khắp vùng bụng, kèm theo dấu hiệu ra máu âm đạo màu đỏ tươi, hoặc buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu do chảy máu bên trong,.. đây có thể là dấu hiệu của tình huống vỡ thai do thai ngoài tử cung. Mẹ bầu cần hết sức lưu ý và đi khám kịp thời nhé!
- Có khối u xơ trong buồng trứng
Những cơn đau thắt hoặc đau bụng âm ỉ khi mang thai tháng thứ 3 có thể là dấu hiệu của một khối u xơ trong tử cung. Cụ thể, khi có thai, nồng độ estrogen và progesterone tăng lên, từ đó khiến u xơ tử cung phát triển nhanh hơn. Khối u xơ tử cung phát triển có thể gây ra nhiều vấn đề như: hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi, gây ra nhau bong non, ngôi thai ngược, sảy thai hoặc sinh non. Các bác sĩ lưu ý rằng, mẹ bầu bị u xơ tử cung có khả năng sảy thai cao gấp 6 lần bình thường. Vì thế, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và nhận được phương án điều trị tốt nhất.
- Tiền sản giật
Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến em bé và mẹ trong quá trình mang thai. Một trong các biểu hiện của tiền sản giật là các cơn đau bụng trên kèm theo các dấu hiệu như huyết áp đột ngột tăng cao, buồn nôn, nôn, đau đầu, khó thở,… Tiền sản giật vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, khi gặp các dấu hiệu này, mẹ bầu cần phải nhập viện cấp tốc.
- Dấu hiệu dọa sảy thai và sảy thai
Cơn đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 được coi là dấu hiệu dọa sảy thai khi cơn đau diễn ra từng cơn giống như co thắt, tình trạng đau không giảm mà có dấu hiệu tăng lên, tần suất đau cũng dày hơn. Đồng thời, có thể xuất huyết âm đạo máu đỏ tươi hoặc máu vón cục. Lúc này, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và theo dõi xem em bé có gặp vấn đề gì không nhé.
Mẹ bầu phải làm gì để tránh bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 3?
Để phòng ngừa những tai biến sản khoa có thể xảy ra sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và em bé thì mẹ bầu cần chú ý và thực hiện những việc sau đây:
- Với những mẹ bầu ốm nghén: Cần tăng cường chế độ dinh dưỡng, hãy cố gắng ăn mọi lúc mọi nơi khi có thể ăn được. Hãy ăn những thực phẩm lành mạnh như sữa bầu, trái cây, sữa hạt, bánh quy cho bà bầu, các loại hạt,… Không nên ăn các loại đồ ăn nhanh như đồ chiên xào, đồ có gas, cà phê, rượu, bia…
- Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu trong một tư thế hoặc đứng lên, ngồi xuống một cách đột ngột.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, giúp tinh thần thoải mái và thư thái, không nên quá căng thẳng hay lo lắng một cách thái quá.
- Hạn chế làm việc nặng, bê, xách hay vác đồ nặng, leo cầu thang…
- Hạn chế đến những nơi đông người hoặc những nơi có khả năng lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm.
- Khi cơ thể xuất hiện các cơn đau bụng râm ran khi mang thai tháng thứ 3, hay các cơn đau thắt hay đau âm ỉ mà kèm theo các triệu chứng bất thường như chảy máu âm đạo, khó thở, mệt mỏi thì mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám.
Tóm lại, bà bầu khi bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 không phải là tình trạng hiếm gặp. Tùy vào các dấu hiệu mà đây có thể chỉ là những hiện tượng thai kỳ bình thường, hoặc là các dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ cần được thăm khám ngay. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần tuyệt đối không tự ý mua thuốc, uống các bài thuốc dân gian khi chưa rõ nguyên nhân gây đau bụng và chưa có ý kiến của bác sĩ nhé. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!