Không cần phải phát điên hay nổi cơn tam bành mỗi lần con cư xử không ngoan nữa, 5 cách sau đây sẽ giúp bố mẹ giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng, gọn lẹ.
Ngay từ lúc mới sinh, trẻ đã bắt đầu tìm kiếm quyền lực cho riêng mình rồi. Cho dù chúng đang vật lộn để bước những bước đầu tiên hay đang cố gắng tập đi xe đạp 2 bánh mà không cần bánh phụ thì trẻ đều có bản năng luôn muốn làm theo cách của chúng, và cha mẹ cũng luôn muốn như vậy.Ngay từ lúc mới sinh, trẻ đã bắt đầu tìm kiếm quyền lực cho riêng mình rồi. Cho dù chúng đang vật lộn để bước những bước đầu tiên hay đang cố gắng tập đi xe đạp 2 bánh mà không cần bánh phụ thì trẻ đều có bản năng luôn muốn làm theo cách của chúng, và cha mẹ cũng luôn muốn như vậy.
Nhưng khi trẻ lớn hơn, việc tìm kiếm quyền lực cá nhân này có thể khiến bố mẹ cảm thấy bất lực. Tình trạng này dẫn đến việc trẻ bắt đầu có những hành vi xấu và chúng bắt đầu tạo ra cuộc đấu tranh giành quyền lực. Sự kiên quyết của trẻ đối với những gì chúng muốn và khả năng chống lại những gì chúng không muốn ngày càng tăng. Điều quan trọng là cha mẹ phải phát triển cùng với nhu cầu phát triển quyền lực cá nhân của con họ. Bằng việc hiểu được những thay đổi của trẻ khi chúng lớn lên, cha mẹ có thể quản lý hành vi của con mình tốt hơn.
May mắn thay, việc hiểu được những thay đổi này không có nghĩa là cha mẹ nên chấp nhận "hành vi xấu" khi trẻ đang phát triển. Dưới đây là năm cách để quản lý kỳ vọng của cha mẹ mà không cần chấp nhận >hành vi xấu của trẻ.
1. Điều chỉnh kì vọng
Điều chỉnh kỳ vọng không đồng nghĩa với việc thỏa hiệp với các tiêu chuẩn bạn đã đặt ra. Đặt ra những kỳ vọng thực tế hơn sẽ giúp cha mẹ dự đoán và theo kịp với những thay đổi khi trẻ lớn lên. Các tiêu chuẩn được đặt ra sẽ làm nhiệm vụ giáo dục và điều chỉnh hành vi để phù hợp với các giá trị của một cá nhân.
Vì vậy, là cha mẹ, bạn có thể liên tục điều chỉnh những kỳ vọng phù hợp với sự phát triển của con nhưng luôn phải dựa trên tiêu chuẩn gia đình đã đặt ra về những gì được phép và những gì không. Ví dụ, nếu một đứa trẻ không chịu dọn dẹp đống đồ chơi của chúng, bạn có thể kiên nhẫn và lắng nghe lý do tại sao chúng không muốn dọn dẹp; đồng thời cũng nhắc nhở con rằng mọi thành viên đều phải tuân thủ quy tắc gia đình, không chỉ có bố mẹ.
2. Luôn theo sát
Nếu một tiêu chuẩn buộc phải được đặt ra và một yêu cầu buộc phải được đưa ra thì nhiệm vụ của cha mẹ là nên giám sát một cách nhất quán, thường xuyên đối với việc tuân thủ theo tiêu chuẩn và hoàn thành yêu cầu. Bố mẹ nên nhớ rằng trẻ có thể chỉ ra bất kì sự bất nhất, bất kì quy định không được thực hiện một cách nhất quán nào khi chúng ta không theo sát được. Từ đó, rất dễ là trẻ cũng sẽ không nghe lời nữa.
3. Đưa ra lý do cho các quy tắc và yêu cầu
Khi trẻ lên ba hoặc bốn tuổi, những lời giải thích ngày càng có giá trị thuyết phục. Tại thời điểm này, năng lực lý luận và nhu cầu được giải thích của trẻ đang phát triển; vì vậy, chúng trở nên dễ tiếp thu hơn với những giải thích đơn giản, bao gồm các tiêu chuẩn mà cha mẹ muốn chúng học theo.
Một đứa trẻ ở tuổi này hiểu được vai trò của chúng khi cha mẹ nói điều gì đó đơn giản như: "Bây giờ con đã đủ lớn để giúp mẹ làm việc nhà rồi đấy". Nếu trẻ kháng cự, bạn có thể giải thích lý do cho những yêu cầu và luật lệ này, chẳng hạn như con có thể bị ngã nếu đứng trên ghế.
4. Khen và thưởng cho những nỗ lực của trẻ
Mỗi khi trẻ thực hiện một yêu cầu hoặc tuân theo một quy tắc, hãy cho chúng biết những việc như vậy được đánh giá cao như thế nào. Để khuyến khích việc hợp tác và tuân thủ của trẻ, cha mẹ cần nhận ra những nỗ lực từ những việc làm của trẻ để từ đó củng cố giá trị của việc trẻ làm những gì được yêu cầu. Sự đánh giá cao của cha mẹ có động lực thúc đẩy đối với trẻ bởi hầu hết trẻ em đều muốn làm hài lòng cha mẹ và muốn cảm thấy chúng được yêu thương và trân trọng.
5. Giải thích vai trò của cha mẹ và con cái
Cũng giống như chúng ta cần có những kỳ vọng thực tế phù hợp với những đứa trẻ đang lớn của mình, con cái chúng ta nên có một kỳ vọng rõ rang và phù hợp về vai trò của cha mẹ trong cuộc sống của chúng, đặc biệt là khi cha mẹ đưa ra quyết định những gì chúng có thể và không thể làm.
Cha mẹ có thể nói với trẻ: "Là bố/mẹ của con, bố/mẹ phải nói với con về những gì con phải làm và không nên làm. Đây là một phần công việc của bố mẹ và bố mẹ biết thỉnh thoảng con sẽ không đồng ý. Bố mẹ chỉ có thể hứa với con rằng: Bố mẹ sẽ nghiêm khắc hoặc tâm lý khi cần thiết, và sẽ luôn lắng nghe bất cứ điều gì con nói".
Khi con cái chúng ta lớn lên và phát triển, điều quan trọng là cha mẹ phải lớn lên cùng với chúng.
Cha mẹ cần phải thay đổi những kỳ vọng của mình để theo kịp những đứa trẻ đang lớn. Nhưng, những kỳ vọng này không nhất thiết phải thỏa hiệp với các tiêu chuẩn đã đặt ra. Nếu cha mẹ có thể thích ứng với nhu cầu thay đổi của trẻ em mà vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn gia đình, bạn chắc chắn có thể chỉ dẫn con của mình một cách tích cực trên con đường sau này.