Đi bộ có thể nói là bộ môn dễ nhất và cũng mang lại nhiều giá trị về sức khoẻ cũng như cải thiện vóc dáng rất hiểu quả.

Ngọc Thư (t/h) 12:41 01/11/2022

1. Đi bộ có khiến bắp chân to hơn không?

Nếu bạn có thói quen đi bộ nhẹ nhàng ở mức độ trung bình, thì bắp chân chỉ mới dừng lại ở việc giải phóng năng lượng mỡ thừa.

Ngoài ra, hiện tượng phình cơ ở bắp chân có thể diễn ra nhằm thúc đẩy quá trình đào thảo chất độc ra khỏi cơ thể thông qua con đường đổ mồ hôi, rồi nó sẽ tự động biến mất khoảng 30 - 60 phút sau khi tập.

Điều này còn giúp cho cơ và bó cơ luôn được tái tạo liên tục ở bắp chân, nhờ đó việc đi bộ hỗ trợ cho đôi chân trở nên thon gọn và săn chắc hơn, chứ không đủ khả năng để làm tăng khối cơ hay làm cho bắp chân to ra được.

Hơn nữa, đối với nữ giới thường có hàm lượng testosterone khá thấp, không giống như nam giới, nên việc đi bộ không thể khiến bắp chân to ra, ngoại trừ các vận động viên duy trì chế độ tập luyện thường xuyên và chế độ >dinh dưỡng đặc biệt.

2. Cách đi bộ giúp chân thon gọn hơn

Từ mức trung bình 3 - 5 km/h, bạn có thể tăng tốc độ đi bộ lên 6 - 8km chỉ trong 1h nghĩa là bạn nâng cao tốc độ di chuyển lên. Càng tập luyện với thời gian lâu hơn thì áp lực càng lớn hơn và giúp tiêu hao mỡ thừa, ngay cả phần đôi chân, sẽ giảm lượng mỡ ở vùng bắp chân, đùi… giúp thon gọn hơn.

Bạn có thể đi bộ thường xuyên từ 3 - 5 ngày/tuần. Mỗi buổi tập đi bộ có thể kéo dài ít nhất trên 20 phút. Chú ý chọn những loại quần áo chuyên dụng cho việc tập thể dục thể thao có sự co giãn tốt, thấm hút mồ hôi và tạo cảm giác thoải mái khi đi bộ.

  • Khởi động

Trước khi tập luyện bộ môn nào thì điều đầu tiên nên làm là bạn cần thực hiện khởi động tay chân, làm ấm cơ thể.

Bạn có thể bắt đầu với các bài tập kéo giãn cơ bắp, xoay khớp cổ tay chân, nâng cao đùi… Thực hiện màn khởi động trước khi đi bộ khoảng 3 - 5 phút sẽ giúp bạn nhập cuộc tốt hơn.

  •  Tăng tốc độ đi bộ

Tăng tốc đi bộ là cách làm nhằm gia tăng áp lực lên phần chân của bạn, đốt cháy calo nhiều hơn và làm giảm lượng mỡ thừa nhiều hơn.

  • Thông thường tốc độ đi bộ trung bình của một người từ 3 - 5 km/h.
  • Bạn có thể nâng số km đi bộ lên 6 - 8km chỉ trong 1h nghĩa là bạn nâng cao tốc độ di chuyển lên. Chân tập luyện cũng ở mức độ nhiều hơn và giúp thon gọn hơn.
  • Đi bộ nhanh được xem là đi 1 dặm (tương đương khoảng 1,6 km) trong khoảng 15 đến 20 phút, hoặc từ 3 dặm/giờ đến 4,5 dặm/giờ, tương đương 4,8km/giờ đến 7,2 km/giờ.

Tăng tốc đi bộ là cách làm nhằm gia tăng áp lực lên phần chân của bạn, đốt cháy calo nhiều hơn và làm giảm lượng mỡ thừa nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Internet

  • Địa hình, độ nghiêng

Một cách tăng cường mức độ tập luyện khác là bạn gia tăng độ nghiêng của địa hình. Khi đi ở độ dốc cao hơn, chân phải hoạt động nhiều hơn và từ đó giúp các cơ trở nên săn chắc, gọn gàng hơn.

Nếu đi ở ngoài trời, bạn có thể chọn những nơi đồi dốc hoặc dốc lên bậc thang của khu vực nào đó. Còn nếu đi bộ với máy chạy bộ trong nhà thì bạn có thể điều chỉnh độ dốc bằng cách tăng % lên, trung bình từ 3 - 5%.

  • Kỹ thuật, tư thế đi bộ

Thực hiện đúng kỹ thuật đi bộ để đảm bảo giảm nguy cơ chấn thương và tăng hiệu quả trong quá trình tập luyện.

Ảnh minh họa: Internet

  • Đầu và vai: Giữ đầu thẳng cân bằng giữa hai vai và hướng về phía trước, mắt nhìn thẳng song song với mặt đất. Thả lỏng vai nhưng không nhô, nhún về trước.
  • Bụng: Giữ cho cơ bụng hơi siết nhẹ, thân người thẳng đứng không nghiêng về phía trước.
  • Hông: Giữ phần hông vận động theo nhịp bước đi. Nếu bạn tập bước sải dài hơn bình thường thì đảm bảo hông được vận động tự nhiên nhất.
  • Tay: Khủy tay nên giữ sát với phần cơ thể, giữ một góc 90 độ. Giữ phần tay thoải mái, bàn tay hơi nắm hờ.
  • Chân: Dùng phần trước bàn chân và các ngón chân làm bàn đạp đẩy bước lên phía trước. Phần tiếp đất thoải mái nhất.
Ngọc Thư (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe