Đậu phụ là thực phẩm quen thuộc với hầu hết người dân Việt Nam. Đậu phụ vừa ngon vừa có nhiều chất dinh dưỡng gồm protein, canxi và sắt nên xuất hiện thường xuyên trên mâm cơm của nhiều gia đình. Tuy nhiên, ăn đậu phụ sai cách có thể gây hại đến cơ thể.
Đậu phụ rất giàu protein. Nếu ăn quá nhiều, protein trong >đậu phụ sẽ biến thành chất thải chứa nitơ gây nên chứng khó tiêu và tăng gánh nặng cho thận.
Hàm lượng methionine trong đậu phụ cao, ăn nhiều làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Đậu phụ cũng chứa nhiều purin gây bệnh gút.
Tiến sĩ Anju Sood, chuyên gia >dinh dưỡng của tờ NDTV, nói: "Đậu phụ chắc chắn là một trong những nguồn protein tốt nhất, nhưng cũng cũng nằm trong danh sách thực phẩm có protein khó tiêu hóa nhất. Quá trình chuyển hóa protein sẽ tạo ra axit uric. Ăn quá nhiều đậu phụ, sẽ dẫn đến sự tích tụ axit uric dư thừa, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh gút".
Nhiều người ăn đậu phụ thay rau vì cho rằng đậu phụ làm từ hạt đậu nành. Tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm bởi đậu phụ không chứa chất xơ. Việc ăn đậu phụ thay rau trong thời gian dài dễ gây táo bón, và không tốt cho >sức khỏe.
Đậu phụ chứa các protein tốt nhất trong tất cả các thực phẩm động vật, nên nhiều người dùng nó thay thế nguồn đạm từ động vật. Nhưng đây là một sai lầm tai hại cần tránh bởi hàm lượng và tỷ lệ axit amin trong protein từ đậu phụ không phải là hoàn toàn đầy đủ, không phải là giải pháp tối ưu cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ protein.
Không nên ăn đậu phụ quá nhiều, chỉ nên ăn 2 lần 1 tuần, mỗi lần khoảng 100g/người.
Đậu phụ không nên kết hợp cùng thịt dê, cải bó xôi, mật ong, quả hồng xiêm, hành lá... vì đại kỵ, có thể tạo ra các phản ứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Các loại thực phẩm nên kết hợp cùng với đậu phụ, sẽ tăng dinh dưỡng gồm dưa cải, lá hẹ, củ cải, tôm, cá.
Ai không nên ăn đậu phụ: Người bị sỏi thận, người già, người thiếu iốt, người bị bệnh huyết áp và tim mạch, người bị suy tuyến giáp, người bị bệnh gút.