Hoa anh túc xinh đẹp và sặc sỡ là điều không thể chối cãi. Đây là loại hoa vẫn thường gây ra nhiều tranh cãi vì tác dụng của chúng là có lợi hay gây hại cho con người.
Hoa anh túc còn được gọi với tên khác là cây thuốc phiện. Tên khoa học của chúng là Fructus papaveris Disseminatus, có xuất xứ từ Hy Lạp. Trong y học thời xa xưa, loại hoa này thường được sử dụng như một dược liệu quý giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên nếu lạm dụng nhiều sẽ gây ra tình trạng nghiện thuốc nặng.
Dĩ nhiên việc lạm dụng thuốc phiện sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Vì thế hiện nay trên thế giới, chính phủ các nước đã cấm trồng và nếu có trồng hoa anh túc thì phải được các đơn vị phòng chống ma túy kiểm soát chặt chẽ.
Anh túc là loài cây thân thảo, có chiều cao tối đa 2m, tuổi thọ chỉ kéo dài 2 năm. Lá của có dạng bầu dục, mọc đối xứng nhau, xung quanh lá là các tua dài 5-7cm mọc rủ xuống.
Hoa anh túc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, tím, vàng hay đỏ vàng. Thường thì các cánh hoa sẽ xếp thành nhiều lớp và nở to ra che phủ hết phần nhị.
Quả của cây anh túc có hình tròn đường kính khoảng 3-6cm, quả khi còn non sẽ có màu xanh và đến lúc già thì có màu nâu đen. Tại Việt Nam, hoa anh túc được trồng phổ biến ở Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu,…
Hoa anh túc mang trong nó rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Chúng thường được dùng để thay lời muốn nói, gửi lời động viên, an ủi đến người thân trong gia đình vì sự mất mát, ra đi đột ngột của một ai đó. Ngoài ra, chúng còn có thể dùng để tưởng nhớ đến những người anh hùng đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh hay xung đột vũ trang.
Với hoa anh túc màu vàng, nó thể hiện sự uy lực, giàu có và thành công. Trong khi đó hoa anh túc màu đỏ là biểu tượng của sự quyến rũ phù du và khoái lạc.
Cây anh túc có vị đắng, chua, hơi chát, tính bình, có độc, quy vào các kinh phế, thận, tràng, vị và có tác dụng chỉ thống, chỉ khái, chỉ lỵ. Hạt thuốc phiện có tính bình, vị ngọt, quy vào kinh tràng, vị, có tác dụng trị nôn, táo bón.
+ Tác động vào vết thương, giúp giảm đau nhanh chóng
Người ta đã tìm thấy trong hoa anh túc có các thành phần chủ yếu là các chất morphin, codein - Đây là dược chất có tác dụng giúp giảm đau và xoa dịu các cơn đau nhanh chóng.
Mặc dù vậy, chúng đặc biệt nó chống chỉ định với những người mắc bệnh về huyết áp, tim mạch. Không chỉ được biết đến với tác dụng giảm đau thần kỳ, loại hoa này còn nổi tiếng với khả năng trị ho, trị bệnh về dạ dày, trĩ, táo bón, đau bụng,…
Morphin và Codein trong cây hoa anh túc có thể giúp giảm đau nhanh, nâng cao ngưỡng chịu đau, làm dịu đau hiệu quả. Tuy nhiên chỉ nên dành dùng thuốc phiện để chữa trị khi đối tượng quá đau do xạ trị hoặc điều trị ung thư.
Ngoài ra, chúng còn có thể được chỉ định dùng trong trường hợp người bệnh không chống chịu được vết đau mà khi không được dùng gây mê, gây tê. Thành phần Morphin có giá trị giảm đau gấp 4 lần so với codein.
+ Tác động vào hệ hô hấp
Morphin có khả năng gây ức chế mạnh vào hệ hô hấp, từ đó làm cho người dùng có biểu hiện thở dốc và nhanh. Nếu sử dụng ở liều lượng cao có thể gây khó thở, thậm chí là ngừng thở. Morphin rất dễ gây hiện tượng sốc thuốc.
Codein tác dụng yếu hơn lên hệ hô hấp so với Morphin. Ở liều thấp tối thiểu, Morphin giúp ức chế các cơn ho và giảm đau hiệu quả. Còn codein giúp long đờm, tuy yếu hơn morphin, nhưng ít gây ra tác dụng phụ.
+ Tác động vào hệ thần kinh, gây thôi miên
Muốn tác động vào hệ thần kinh đủ để thôi miên, người ta có thể sử dụng với một lưu lượng nhỏ. Khả năng thôi miên của Morphin và Codein khi sử dụng ở mức độ thấp chỉ gây buồn ngủ nhẹ.
+ Tác động vào vết vị trường
Ở liều rất thấp, morphin có thể gây ra táo bón. Nguyên do là morphin tác dụng tăng trương lực, giảm thúc đẩy cơ ở thành ruột, đồng thời giảm dịch nội tiết tiêu hóa. Ngoài ra morphin còn có thể làm tăng sức ép bên trong ống mật. gây ra buồn nôn, đau thắt bụng và đau mật. Codein cũng tương tự nhưng yếu hơn morphin một chút.
Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ hoa anh túc:
Trị ho: Dùng quả hoa anh túc đem đi lột vỏ và loại bỏ phần gân. Tiếp đến, ướp vào đó mật ong rồi mang đi nướng và tán nhuyễn thành bột. Khi pha chỉ cần lấy khoảng 2gr bột kết hợp với mật ong và nước, khuấy đều rồi uống. Dung dịch này nếu dùng trong thời gian dài có thể trị ho khá tốt.
Trị bệnh lỵ mãn tính: Ướp hoa anh túc cùng với giấm rồi đem đi nướng. Sau khi nướng, mang chúng đi tán nhuyễn thành bột và trộn cùng với mật ong. Lấy một ít để vò thành viên có trọng lượng từ 6-8gr, bảo quản vào trong hộp kín để dùng dần. Mỗi ngày pha 1 viên với nước ấm, thêm vào vài lát gừng vào rồi sắc lên uống đều đặn để bệnh nhanh khỏi.
Trị bạch lỵ và bệnh kén ăn ở trẻ em: Sử dụng khoảng 40gr hoa anh túc phơi khô trộn với 40gr kha tử đã bỏ hạt, 8gr sa nhân, 40gr trần bì và 8gr chích thảo. Đem tất cả đi tán dưới dạng bột cho nhuyễn. Khi dùng chỉ cần lấy 12gr là đủ.
Trị bệnh hen, suyễn: Dùng khoảng 100gr anh túc đem đi lột hết lớp bên ngoài. Sau đó sao đỏ lên kết hợp với 20gr ô ai, rồi mang đi tán nhuyễn thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 8gr pha với nước lọc và uống trước khi đi ngủ.
Ngoài công dụng chữa các bệnh thường gặp trên thì hoa anh túc còn có thể sử dụng để ngâm rượu chữa chứng nhức mỏi, chống suy nhược, tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Đặc biệt, rượu hoa anh túc được khuyến cáo sử dụng cho nam giới đang mắc các bệnh về yếu sinh lý, rối loạn cương dương,…
Cách ngâm rượu hoa anh túc được thực hiện như sau: Rửa sạch 1kg hoa anh túc, mang đi phơi khô rồi ngâm chung với 5 lít rượu trắng 40 độ. Ủ trong thời gian 30 ngày là có thể uống được.
Tác dụng phụ khi sử dụng hoa anh túc
Các tác dụng phụ phổ biến khi dùng anh túc hay chiết xuất của chúng làm thuốc đã được chứng minh gồm: Nôn mửa, ngứa, đau dạ dày, khô miệng, táo bón, co đồng tử,...
Ngoài ra, trong quả anh túc còn có chứa loại chất nhựa màu trắng, trong đó có 10% morphin, giúp loại bỏ nhanh hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều sẽ gây nghiện, ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến >sức khỏe.
Đối tượng có thể sử dụng hoa anh túc là người mới bị ho hoặc mới bị lỵ. Trẻ em dưới 3 tuổi, con gái tuổi dậy thì, người ốm yếu, chân khí suy mà có thực tà. Người lớn tuổi bị bệnh gan hoặc suy thận tuyệt đối không được dùng.
Những đối tượng phải đến thăm khám y tế mà không được tự ý sử dụng thuốc phiện:
- Người có dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cây anh túc đỏ hoặc các bộ phận nào khác của cây anh túc.
- Phụ nữ có thai có thai và cho con bú và chỉ nên dùng theo khuyến cáo và thuốc kê đơn của bác sĩ.
- Người có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh phức tạp khác.
- Người có tiền sử bị dị ứng về thực phẩm, thuốc, thuốc nhuộm, mỹ phẩm, chất bảo quản hay lông động vật.
Chúng ta cần cân nhắc kỹ giữa những lợi ích và tác động xấu của việc sử dụng cây anh túc đỏ có thể xảy ra trước khi dùng. Tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để có đơn thuốc phù hợp và an toàn nhất cho bản thân chứ không nên tự tiện dùng cây thuốc phiện để chữa bệnh.
Phía trên là những thông tin về hoa anh túc mang chất tham khảo mà chúng tôi tổng hợp được dựa trên các tài liệu y học. Theo các quy định hiện hành của chính phủ Việt Nam thì việc tự ý hay cố ý gieo trồng, sử dụng các cây có chứa chất ma túy là phạm pháp và sẽ bị xử phạt.