Hoa

Hoa ngũ sắc xinh đẹp và ẩn chứa nhiều điều thú vị, vừa gần gũi với thiên nhiên, tạo khung cảnh thơ mộng vừa thư giãn, tốt chosức khỏe. Cùng khám phá chi tiết ngay.

Lạ Đặng 16:40 04/05/2021

Hoa ngũ sắc sở hữu màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp cuốn hút. Chúng mang đến  điểm nhấn nổi bật cho không gian. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ hoa ngũ sắc là hoa gì, ý nghĩa, cách trồng ra sao. Sau đây là những thông tin chi tiết nhất về loài hoa này.

Hoa ngũ sắc sở hữu màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp cuốn hút

1. Hoa ngũ sắc là hoa gì?

Cây ngũ sắc có tên  khoa học là Lantana camara, thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Những tên gọi khác của cây là hoa trâm ổi, bông ổi, mã anh đơn, ổi nho, thơm ổi, tứ quý. Cây hoa có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ.

Với sức sống mãnh liệt, đây là loài cây dù không được chăm sóc thường xuyên nhưng vẫn sẽ phát triển tươi tốt. Do đó, nhắc đến hoa ngũ sắc người ta sẽ nghĩ ngay đến ý chí mạnh mẽ và động lực vươn lên.

Bên cạnh đó, ngũ sắc là loài hoa đại diện cho những người lao động Việt Nam rất cần cù, chăm chỉ. Họ luôn hướng về tương lai mặc dù gặp bất cứ hoàn cảnh xấu nào để đạt được thành quả xứng đáng.

 Nhắc đến hoa ngũ sắc người ta sẽ nghĩ ngay đến ý chí mạnh mẽ và động lực vươn lên

Hình ảnh hoa ngũ sắc biểu tượng cho sự cân bằng cuộc sống. Theo quan niệm, những ai chọn trồng loài hoa này thường là mẫu người biết cách trân trọng những gì đang nắm trong tầm tay và hướng đến tương lai tươi sáng.

Và đặc biệt, đây là loài hoa gắn liền với tuổi thơ và nguồn cội. Trong kí ức tươi đẹp chắc hẳn   nhiều người khó quên được những khóm hoa ngũ sắc rực rỡ mọc ven các đường làng, ngõ xóm. Bắt gặp loài hoa này sẽ khiến chúng ta không khỏi nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ.

2. Đặc điểm cây hoa ngũ sắc

Ngũ sắc là loại cây mọc theo dạng bụi nhỏ, thuộc dạng cây thân gỗ. Có nhiều lông và gai trên thân  cây. Khi non cây có màu xanh và chuyển sang màu nâu khi về già. Chiều cao trung bình của cây khoảng từ 0,3 – 2m. Có 2 loại cây hoa ngũ sắc là loại thẳng đứng và loại hoa thân bò… Hoa ngũ sắc là loại cây hoa ngắn ngày có thể chịu được giá rét.

Lá hình trái xoan và có phần đầu nhọn cùng phía đầu cuống tròn hoặc hình tim. Mặt dưới của lá có lông và phần viền lá có răng cưa.

Bông kết thành từng chùm và có nhiều màu sắc mọc trên đỉnh. Màu hoa có sự thay đổi liên tục từ màu này sang màu khác, từ vàng sang cam, sau đó chuyển thành màu đỏ. Chính bởi vậy mà hoa được đặt tên là hoa ngũ sắc.

Hoa nở quanh năm và có màu sắc rực rỡ khi ở khí hậu khắc nghiệt

Hoa nở quanh năm và có màu sắc rực rỡ khi ở khí hậu khắc nghiệt. Cây sẽ ra quả vào tháng 4 – 9. Quả có dạng hình cầu, vỏ cứng và xù xì. Khi chín chúng sẽ chuyển sang  màu đen.  

3. Công dụng của hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc có màu sắc rực rỡ, xinh đẹp nên thường được trồng nhiều ở sân vườn, tiểu cảnh, khuôn viên công viên,… Hoa nở quanh năm nên  thường được trồng làm tiểu cảnh và trồng thành khóm dài. Ngũ sắc được trồng chậu hay trang trí ở trước hiên nhà, trên  ban công, sân thượng.

Đây cũng là cây hoa được trồng như cây bonsai để trang trí nghệ thuật. Cây được uốn tỉa và tạo dáng thế đẹp mắt như dáng huyền, dáng trực, dáng thác đổ,… Ghép hoa ngũ sắc lên thân cây gỗ khác sẽ giúp tạo dáng độc đáo và ấn tượng.

Ngũ sắc còn có tác dụng trong y học. Hiệu quả tiêu độc tiêu viêm và hạ sốt. Dùng lá ngũ sắc sẽ giúp chữa trị các vết chàm, nấm, ghẻ lở rất hiệu quả.

Ngũ sắc còn tác dụng trong y học

Nhai kỹ lá ngũ sắc đắp lên vết thương giúp nhanh lành hoặc cầm máu hiệu quả  khi bị rắn cắn. Để trị bệnh thấp khớp, có thể áp dụng cách chườm nóng để đạt hiệu quả tốt.

Với vị nhạt, tính mát, dùng hoa ngũ sắc phơi lấy nước uống sẽ giúp hạ huyết áp, trị lao và ho ra máu, cầm máu. Dùng rễ cây hoa ngũ sắc có vị dịu, tính mát nên giúp hạ sốt, giảm đau hiệu quả.

 Hoa ngũ sắc được trồng như cây bonsai để trang trí nghệ thuật

4. Cách trồng cây ngũ sắc

+ Kỹ thuật nhân giống

Để nhân giống hoa ngũ sắc, có 2 phương pháp cơ phổ biến đó là gieo hạt và giâm cành. Tuy nhiên, so với nhân giống thì giâm cành là phương pháp mang đến hiệu quả cao hơn.

Để mua được cây giống chất lượng, có thể đến địa chỉ những vườn ươm, cửa hàng cây cảnh uy tín.

Lấy quả đã đen và các hạt tách ra, đem phơi 3 – 4 nắng nhẹ để khô nguội. Gói giấy báo gác lên gác bếp. Trong nhân của hạt có chứa nhiều dầu nên dễ mất sức nảy mầm. Cần gia công bảo quản cẩn thận.  Hoa ngũ sắc có thời gian sinh trưởng rất ngắn. Chỉ trong 60 – 65 ngày là cây đã nở rất đẹp.

 Giâm cành là phương pháp mang đến hiệu quả cao hơn

Nếu áp dụng phương pháp giâm cành thì cắt cành bánh tẻ dài khoảng 10 – 15cm, mỗi cành có 3 – 4 chồi, cắm vào trong đất cát, giữ ẩm thường xuyên. Sau khoảng 15 – 20 ngày, cành giâm mọc rễ và ra nhánh mới.

Cần lưu ý  làm đất kỹ và tưới ẩm khi muốn gieo hạt. Chừng khoảng 3 – 4 ngày sau  là cây nảy mầm. Khoảng 10 – 15 ngày sau, nhổ cây con và trồng với mật độ 30x30cm. Nếu phần rễ cây phát triển quá lớn thì cần kịp thời đổi sang chậu to hơn. Cần   tiến hành cắt tỉa rễ và cành trước khi đổi  chậu mới.

+ Kỹ thuật trồng

Nên trồng cây vào tháng 10  để hoa nở đúng vào thời vụ dịp Tết. Chuẩn  bị mọi dụng cụ, giống và đất trồng. Chọn trồng cây ở nơi có đủ ánh nắng và điều kiện thoát nước tốt nhằm giúp hoa chuyển màu đẹp hơn từ vàng sang màu cam, không lâu sau đó hoa sẽ đổi sang màu đỏ.

Nên  trồng ở ngoài trời. Hoặc trồng ở những nơi có ánh sáng và độ ẩm đầy đủ, phù hợp với nhu cầu của cây hoa. Tránh trồng cây ở những nơi quá ẩm thấp vì sẽ khiến cây dễ bị vi khuẩn tấn công và nhiễm bệnh.

Đất trồng cây cần thật tơi xốp. Pha thêm cát hoặc xơ dừa để cây thoát nước tốt và tránh ngập úng. Trồng cây ở đất thịt thì khả năng thoát nước sẽ kém hơn. Do đó nên hạn  chế số lần tưới nước lại. Cần bổ sung >dinh dưỡng phù hợp để  cây phát triển to, tán rộng, nở hoa nhiều. Nếu trồng trong chậu thì cần bổ sung chất dinh dưỡng và thay đất 1 năm  1 lần. Trồng dưới đất thì cây sẽ tự vươn rễ để đi tìm chất dinh dưỡng.

Tùy vào chậu trồng mà trộn đất trồng với tỉ lệ không giống nhau. Thành phần thì gồm có đất và bón chút phân để tạo nguồn dinh dưỡng nuôi cây thời gian đầu.

5. Cách chăm sóc cây hoa ngũ sắc

+ Ánh sáng

Cây cần 4-6 giờ ánh sáng trực tiếp mỗi ngày để phát triển tốt. Với lượng ánh sáng và chất dinh dưỡng đủ, cây sẽ xanh tốt và ra hoa quanh năm. Nên trồng hoa dưới tán cây to.

Cây sẽ xanh tốt và ra hoa quanh năm khi có ánh sáng và chất dinh dưỡng đủ

+ Tưới nước

Nên tưới nước 3 ngày 1 lần. Tránh tưới quá nhiều nước vì sẽ khiến rễ cây bị thối. Đặc biệt là khi trồng cây trong chậu.

+ Phân bón

Không nên bón phân vô cơ khi trồng cây trong chậu vì sẽ dẫn đến tình trạng cây bị  teo rễ và lâu dần  sẽ bị chết. Khi chăm sóc, cần dùng phân chuồng hoặc phân bò ủ hoại mua ngoài tiệm cây cảnh. Xới đất ở thành chậu lên  khi bón phân. Đồng thời, nên   rải đều quanh chậu. Bón  phân trung bình 1 tháng 1 lần.

+ Phòng chữa sâu bệnh

Trồng và chăm sóc cây cảnh này thuận lợi bởi chứa ít sâu bệnh. Thỉnh thoảng cây chỉ bị nhện đỏ gây bệnh vào mùa hè.

Cần tiến hành dùng thuốc trị hoặc pha Dicofol 40% với 1000 lần nước để phun. Dùng dụng cụ vòi hoa sen nhỏ phun lên lá và tránh tưới vào hoa vì có thể gây dập nát hoa.

Trồng và chăm sóc cây cảnh này thuận lợi bởi chứa ít sâu bệnh

Hoa ngũ sắc là loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc và mang đến nhiều công dụng. Với những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, ý nghĩa và trồng, chăm sóc loài hoa ngũ sắc thành công.

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe