Từ đêm 21/12 nhiệt độ sẽ bắt đầu giảm và nhiệt độ thấp nhất sẽ khoảng đêm 22/12. Khu vực đồng bằng ở ngưỡng xấp xỉ 10 độ.
Các tỉnh miền Bắc và Trung Bộ đang chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh tăng cường. Những ngày qua khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An trời rét đậm, vùng núi rét hại; ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế trời rét.
Dự báo, ngày 22/12, Bắc và Trung Bộ tiếp tục chìm sâu trong khối không khí lạnh tăng cường. Nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng sớm ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An phổ biến từ 8-11 độ, riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 4-7 độ, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ; ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế phổ biến từ 13-16 độ.
Đặc biệt, theo dự báo từ cơ quan khí tượng, từ đêm 21/12, khối không khí lạnh sẽ có cường độ mạnh nhất, nhiệt độ sẽ bắt đầu giảm.
Đến đêm 22/12 nhiệt độ sẽ xuống thấp nhất, khu vực đồng bằng chỉ ở ngưỡng xấp xỉ 10 độ.
Đợt rét đậm, rét hại diện rộng này ở Bắc Bộ, các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An còn có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 25/12. Trong đợt rét đậm, rét hại này ở khu vực trung du và vùng núi phía Bắc có khả năng xảy ra băng giá và sương muối.
Ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có mưa, mưa vừa, cục bộ có mưa to đến rất to; riêng khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận từ ngày 23/12 đến 24/12 có khả năng xảy ra đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
Dự báo xa: Từ nay đến cuối tháng 12/2023, KKL tiếp tục hoạt động và rét đậm, réthại có khả năng xuất hiện tại các khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Sang tháng01/2024, KKL có xu hướng hoạt động yếu hơn so với TBNN và số ngày rétđậm, rét hại thấp hơn so với TBNN.
Trong những ngày qua, khu vực Trung Bộ đã có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa có nơi trên 50mm như: Lộc Vĩnh (Thừa Thiên Huế) 153.4mm, Suối Đà (Đà Nẵng) 104.2mm, Hội An (Quảng Nam) 74.4mm, Hương Trà (Quảng Ngãi) 52.6mm, …
Dự báo: Ngày và đêm 22/12, ở khu vực từ Quảng Trị đến Khánh Hòa tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to.
Từ ngày 23/12 đến 24/12, ở khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có khả năng xảy ra đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Những ngày qua, TPHCM đã xuất hiện nắng nóng, nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày 32-33 độ, nắng nóng cũng khiến chỉ số tia cực tím (UV) duy trì ở ngưỡng nguy cơ gây hại cao đến rất cao. Những điều này phần nào ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
Lý giải nguyên nhân gây nắng nóng ở khu vực TPHCM, ông Lê Đình Đình Quyết - Phó phòng Dự báo, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, cho biết mọi năm, không khí lạnh từ phía bắc khuếch tán xuống phía nam làm nhiệt độ giảm về đêm và sáng sớm. Thời điểm này, thời tiết TPHCM và các tỉnh phía Nam se lạnh. Tuy nhiên năm nay khối không khí lạnh này ít tác động, nên nhiệt độ không giảm sâu.
Bên cạnh đó, áp cao Tây Thái Bình Dương có trục khá thấp, tác động đến thời tiết các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Đây là hệ thống áp cao làm cho mây khó hình thành, phát triển nên ban ngày mặt trời không bị mây che phủ nên nắng sẽ nhiều, cường độ bức xạ mạnh.
Cơ quan khí tượng thủy văn Nam Bộ cũng dự báo, hình thái thời tiết này sẽ tiếp tục duy trì tại TPHCM qua dịp Giáng sinh, ban ngày trời nắng nhiều, về đêm và sáng sớm, nhiệt độ giảm và duy trì ở mức 22-23 độ C.