Cá là món ăn quen thuộc trên mâm cơm gia đình, thế nhưng khi ăn hay nấu cá cùng một số thực phẩm nhất định, có thể gây phản ứng không tốt cho sức khỏe, gây khó tiêu, buồn nôn… thậm chí có thể gây ngộ độc, nguy hiểm tính mạng.

Thanh Thanh 04:00 22/11/2024

 

Những thực phẩm không nên kết hợp với >cá

Gan động vật không ăn cùng với cá

Gan động vật (như gan lợn, gan bò) chứa nhiều đồng, trong khi cá lại giàu vitamin C. Sự kết hợp này có thể làm oxy hóa vitamin C, giảm giá trị> >dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm. Ngoài ra, ăn cá cùng gan động vật còn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, dị ứng, thậm chí ngộ độc. Tuyệt đối không nên ăn cá cùng gan động vật. Nếu muốn ăn cả hai, nên ăn cách xa nhau ít nhất 4 tiếng.

Ảnh minh họa: Internet

Cá chép với lá tía tô

Cá chép là một thực phẩm quý, ăn rất ngon. Cá chép có tác dụng kiện tì vị, lợi thủy thũng, thông sữa, an thai và có thể chữa trị được ho suyễn, mụn nhọt, mồm méo, mắt bị bệnh… Những người tì vị hư nhược, kém ăn, có thể nấu cháo cá chép, luộc cá chép, ăn rất tốt. Tuy nhiên, khi ăn cá chép với tía tô lại gây nóng, sinh mụn nhọt.

Thực phẩm giàu tinh bột

Tránh kết hợp cá với các món ăn nhiều tinh bột như khoai tây, mì ống. Việc kết hợp này không chỉ khiến lượng calo và carbohydrate nạp vào quá cao mà còn làm giảm chỉ số đường huyết của bữa ăn, khiến bạn nhanh đói và tăng cảm giác thèm ăn.

Không ăn cá cùng với sữa bò

Sữa bò chứa nhiều canxi, trong khi cá lại giàu magie. Hai chất này khi kết hợp với nhau có thể tạo thành các hợp chất khó hấp thu, gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và magie của cơ thể. Ngoài ra, ăn gỏi cá sống cùng sữa bò còn có thể gây ngộ độc. Không nên uống sữa bò ngay sau khi ăn cá, đặc biệt là gỏi cá sống. Nên chờ ít nhất 1-2 tiếng sau khi ăn cá mới uống sữa.

Ảnh minh họa: Internet

Trái cây có vị chát

Trái cây có vị chát (như hồng, ổi, táo xanh) chứa nhiều tanin. Tanin khi kết hợp với protein trong cá có thể tạo thành các hợp chất khó tiêu, gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Không nên ăn trái cây có vị chát ngay sau khi ăn cá. Nên ăn cách xa nhau ít nhất 2 tiếng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần một người nên ăn khoảng 340g cá. Phụ nữ sắp, đang có thai hoặc cho con bú không nên ăn quá 280g cá.

Khuyến nghị dành riêng cho từng loại cá:

Cá béo: bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá sardine, cá trích, cá thu... Cá béo rất giàu omega-3 giúp phòng chống bệnh tim mạch và là nguồn dồi dào cung cấp vitamin D. Cá sardine và cá hồi đóng hộp tăng canxi và phốt pho bởi bạn có thể ăn cả xương cá.

Mỗi người nên ăn ít nhất 140g cá béo một tuần. Phụ nữ sắp hoặc đang có thai, cho con bú không nên ăn quá 280g. Đàn ông và phụ nữ không mang thai có thể ăn tối đa 560g cá béo mỗi tuần.

Ảnh minh họa: Internet

Cá thịt trắng: là những loại như cá tuyết, cá bơn, cá chim, cá rô phi... Cá thịt trắng ít béo và cung cấp omega-3 song hàm lượng ít hơn cá béo.

Thường thì bạn có thể ăn bao nhiêu cá thịt trắng tùy thích, nhưng với cá nhám và cá cờ thì lưu ý không ăn quá 140 g. Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc muốn có thai nên tránh hai loại cá này vì chúng chứa nhiều thủy ngân hơn các loại khác.

Ngoài ra tôm, cua, sò, trai, hàu... chứa nhiều selen, kẽm, i ốt và ít béo. Vì thế bạn có thể tiêu thụ các loài thủy sản này thoải mái.

Thanh Thanh | Theo Phụ nữ sức khỏe