Bữa sáng là một bữa ăn vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, nếu thường xuyên nhịn sẽ dẫn đến nhiều tác hại khó lường.
"Hãy ăn bữa sáng như một vị vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như một người ăn mày". Câu nói quen thuộc nhưng có ý nhấn mạnh tầm quan trọng của bữa sáng đối với >sức khỏe của chúng ta. Vì đây là thời điểm cung cấp chất >dinh dưỡng nuôi cơ thể trong một ngày dài, giúp cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.
Nếu bạn bỏ bữa sáng sẽ làm cơ thể thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, protein và chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật. Thường xuyên bỏ bữa sáng có thể gây ra các tình trạng như mất nước đến các bệnh nghiêm trọng khác.
Cơ thể không tiêu thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết
Bữa sáng là thời điểm tốt để bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết vào chế độ ăn uống như: chất xơ và vitamin giúp bạn hoạt động cả ngày. Khi bạn bỏ bữa sáng, cơ thể sẽ không tiêu thụ đủ lượng dưỡng chất, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lâu dài và sinh bệnh.
Khả năng miễn dịch của cơ thể giảm
Nếu bạn bỏ bữa sáng, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ giảm xuống, gây ra những thiệt hại cho các tế bào. Vì cơ thể cần được cung cấp thức ăn thường xuyên để duy trì mức độ khỏe mạnh của các tế bào miễn dịch. Từ đó giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và cải thiện hoạt động của các tế bào lympho T (tế bào T) bên trong.
Tăng nguy cơ béo phì
Những người bỏ bữa sáng có nguy cơ béo phì cao hơn gấp 4 lần so với những người ăn sáng điều độ. Nguyên nhân là vì, khi bạn ăn sáng đầy đủ hoặc giàu protein sẽ giúp ngăn cảm giác thèm ăn. Cơ thể sẽ không phải ăn bù quá mức do cảm giác đói kéo dài và thèm ăn vào buổi trưa, điều này khiến bạn tăng cân.
Yếu tố cơ bản của bữa sáng lành mạnh
Các thành phần cốt lõi của một bữa ăn sáng lành mạnh phải bao gồm:
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Ví dụ bánh mì, bột ngũ cốc pha nóng hoặc lạnh, bánh tổ ong (waffle) và bánh nướng xốp (muffin) làm từ ngũ cốc nguyên cám;
- Đạm (protein): Bao gồm trứng, thịt nạc, các loại đậu và hạt;
- Sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa: Ví dụ sữa chua có đường hoặc ít đường, phô mai ít béo, chẳng hạn như phô mai tươi;
- Hoa quả và rau: Bao gồm trái cây và rau quả tươi, nước ép trái cây nguyên chất 100% không thêm đường, sinh tố trái cây và rau.