Khi nhắc tới thịt bò, ai cũng nhớ đến loại rau này nhưng lại ít người biết rằng, chúng có khả năng làm đẹp da và phòng bệnh xương khớp cực tốt.
Ở Việt Nam, >lá lốt là một trong những thực phẩm được sử dụng phổ biến trong >đời sống hàng ngày. Không chỉ xuất hiện trên mâm cơm nhà, lá lốt còn phát huy hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Khi nhắc tới loại rau này, hẳn không ai là không biết đến món lá lốt cuộn thịt đầy thơm ngon.
Về ngoại hình, lá lốt có hình tim, mặt lá láng bóng và có tán rộng xòe to. Trên phiến lá có từ 5-7 gân xanh nổi lên, rất dễ nhận biết bởi mùi thơm đặc trưng. Loại lá này thường mọc hoang, bất cứ mùa nào trong năm cũng có. Theo các chuyên gia, tất cả các bộ phận của cây lá lốt đều có thể sử dụng để điều trị bệnh.
Theo Đông y, công dụng của cây lá lốt là làm ấm bụng, trừ lạnh, giảm đau, bớt đau lưng và đau chân, giảm các triệu chứng chảy nước mũi, trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu... Vì thế, lá lốt hay được dùng để trị các chứng phong hàn, rối loạn tiêu hóa, bệnh thận, chữa đau nhức xương khớp.
Ngoài việc là thực phẩm giúp tăng hương vị cho các món ăn, lá lốt còn được xem là một cây thuốc trong y học cổ truyền có tác dụng cải thiện một số bệnh lý, đặc biệt là các bệnh liên quan đến xương khớp.
Khi đau nhức, bạn có thể sử dụng lá lốt để giảm đau nhanh vì nó có chứa flavonoid và alkaloid – 2 chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng chống viêm. Khi dùng, chúng sẽ ngăn chặn sự tấn công từ các yếu tố gây viêm khớp, nhờ vậy mà giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh.
Bên cạnh đó, lá lốt còn có khả năng chữa cảm cúm, giải cảm nhanh nhờ đặc tính nóng ẩm. Kết hợp thêm với các chất kháng viêm có sẵn như flavonoid, alkaloid… sẽ giúp cơ thể bớt các triệu chứng cúm do nhiễm lạnh hoặc vi khuẩn gây nên. Bạn có thể nấu món cháo lá lốt để ăn trong những ngày ốm cảm.
Thêm vào đó, lá lốt còn sở hữu một số lợi ích đặc trưng khác như:
Với khả năng kháng viêm vượt trội và hàm lượng chất chống oxy hóa cao, lá lốt được coi là phương thuốc hữu hiệu trong việc cải thiện sức khỏe răng miệng. Các hợp chất kháng viêm như beta-caryophylen, alcaloid, benzyl axetat, flavonoid… sẽ đẩy lùi các triệu chứng đau nhức và phòng ngừa các bệnh nha chu.
Nhờ hàm lượng vitamin C cao cùng chất chống oxy hóa flavonoid, lá lốt có thể chữa trị mụn nhọt, mẩn ngứa xuất hiện trên da do vi khuẩn tích tụ. Ngoài ra, những chất này còn đánh bay các vi khuẩn, tăng cường sức khỏe làn da tốt hơn. Nhờ vậy mà mụn ngày càng giảm bớt, làn da cũng hồng hào và sáng mịn trông thấy.
Các chuyên gia cho biết, bên trong lá lốt chứa các chất có tác dụng kháng sinh, chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, lá lốt cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng kháng khuẩn. Sử dụng thường xuyên sẽ giảm tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng hiệu quả.
Thành phần chống viêm flavonoid trong lá lốt có tác dụng giảm đau, làm mờ vết bầm tím do chấn thương hoặc tai nạn gây ra. Ngoài ra, tính chất nóng ấm của lá lốt hỗ trợ làm tan máu bầm, khiến chúng biến mất sau một thời gian điều trị.
Nếu bị bầm tím, bạn chỉ cần giã nát lá lốt tươi và đắp lên vùng bị tổn thương, cố định bằng băng gạc. Đắp mỗi ngày 2 lần giúp máu bầm tan nhanh, chữa lành những tổn thương từ bên trong.
Dù lá lốt sở hữu nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng, lá lốt có thể gây ảnh hưởng xấu và phản tác dụng. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần để tâm khi sử dụng lá lốt thường xuyên:
- Lá lốt có tính nóng nên phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng nhiều. Nó có thể dẫn đến tình trạng mất sữa hoặc làm sữa bị loãng, không đủ chất cho trẻ.
- Lá lốt sẽ làm trầm trọng các bệnh như nóng gan, nhiệt miệng nặng, đau dạ dày…
- Ăn quá 100g lá lốt mỗi ngày có thể gây khó tiêu, ợ nóng, đầy bụng… cho nên hãy ăn vừa phải. Mỗi lần ăn chỉ nên dao động từ 50-100g là tốt nhất.
- Nếu có ý định sử dụng lá lốt làm thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn tối đa.
Theo Toptropical, NCBI, UKM