Khá nhiều bà nội trợ phạm phải sai lầm khi chế biến nấm dẫn đến món ăn thiếu chất, không ngon hay thậm chí còn có thể bị ngộ độc ngoài mong muốn.
Nấm là thực phẩm ít calo nhưng lại có chứa tới gần 60 loại chất khoáng, nhiều vitamin, các axit amin cũng như hàm lượng protein cao gấp 3-4 lần so với những loại rau khác.
Có đến hơn 20 loại >nấm được ăn phổ biến và thông dụng tại Việt Nam. Chúng ta có thể dùng chế biến thành nhiều món chay đến món mặn, ăn rất ngon.
Từng loại nấm sẽ có hàm lượng >dinh dưỡng và công dụng riêng. Ăn nấm thường xuyên có thể giúp chúng ta có được sức đề kháng tự nhiên, cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật, trẻ hóa tế bào, giảm cân và hỗ trợ điều trị bệnh... Nhưng nếu chế biến sai cách, chúng ta sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng mà nó có.
Thêm muối ngay khi vừa xào nấm
Khi cho muối quá sớm vài món nấm khiến nó trở nên dai hơn và mất đi hương vị ngon miệng. Chúng ta chỉ nên cho muối vào khi nấm đã mềm hoặc sắp chế biến xong.
Không nấu chín kỹ
Khi >chế biến nấm, bạn cần đảm bảo đun sôi nấm trong khoảng thời gian tầm 10 phút (tùy loại) để đảm bảo rằng nấm đã chín hoàn toàn. Nếu chế biến nấm không kỹ, các gốc hoạt tính, các chất trong một số loại nấm có thể khiến bạn khó tiêu, hoặc tạo điều kiện cho các vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết sẽ gây hại cho cơ thể bạn.
Nhưng nếu nấu lâu, nhiệt độ thấp sẽ làm nấm ra nước, nát và nhũn… sẽ khiến món ăn cũng không còn được ngon nữa.
Rửa nấm không đúng cách
Thực tế, đa phần nấm là loài chỉ có thể sinh trưởng được trong môi trường sạch. Nếu bạn rửa nấm quá kỹ thì sẽ làm nấm mất dần đi những dưỡng chất vốn có. Nấm cũng là loại thực phẩm siêu hút nước, nếu bạn rửa nhiều sẽ làm nấm ngấm nhiều nước hơn và lúc này nấm sẽ bị nhạt khi chế biến, dẫn tới mất độ ngọt tự nhiên và mất ngon.
Không chế biến nấm bằng các nồi nhôm
Các hoạt chất có trong nấm khi chế biến sẽ xảy ra những phản ứng với chất liệu nhôm, điều đó sẽ khiến nấm bị ngả màu thâm đen. Phần thâm đen này có thể bị phản ứng biến chất, có thể gây ngộ độc.