Rau mồng tơi là loại rau rất quen thuộc và dễ ăn, nhất là những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, cũng có những lưu ý với một số nhóm người không nên ăn nhiều loại rau này.
Theo thông tin từ báo Tiền phong, lương y Bùi Hồng Minh cho biết, rau >mồng tơi mát và mùa nè nóng nực nó được xem như thứ rau vua. Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, >làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt.
Rau mồng tơi còn có lợi cho các >mẹ bầu và thai nhi nhờ chất Axit folic là một trong những loại vitamin B ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Nó cũng tham gia vào việc tạo ra các tế bào mới, tăng cường >sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư. Có thể thấy, mồng tơi là loại rau rất bổ dưỡng và hữu dụng.
Người bị đau dạ dày
Rau mồng tơi chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu. Cũng chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên người tỳ vị hư hàn (lạnh bụng), ỉa chảy, đại tiện lỏng nên hạn chế sử dụng. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.
Người thuộc về hàn thấp (người lạnh, chân tay lạnh, sợ lạnh, ỉa lỏng, không tích ăn đồ lạnh) không nên ăn canh cua, mồng tơi.
Người bị sỏi thận, bị gout
Không nên ăn rau mồng tơi vì trong rau có chứa acid oxalic, purin, nên nếu ăn nhiều sẽ chuyển hóa thành acid uric, tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu dẫn đến bệnh gout, sỏi thận càng trầm trọng.
Những người bị tiêu chảy
Không nên ăn mồng tơi vì mồng tơi có tính mát, nhuận tràng sẽ làm tiêu chảy nặng hơn. Những người bị viêm loét đại tràng, viêm loét dạ dày thể hàn thấp (chân tay lạnh, sợ lạnh) nếu ăn đồ lạnh như mồng tơi khiến bệnh tăng nặng hơn.
Người mới lấy cao răng
Mới lấy cao răng xong mà ăn rau mồng tơi sẽ khiến thành quả của bạn thành "công cốc" bởi chất nhầy ở rau mồng tơi khi ăn quá nhiều sẽ không hòa tan được trong nước và hình thành mảng bám trên răng, cũng vì vậy mà răng của bạn sẽ trở nên đen, vàng hơn. Những người mới lấy cao răng được khuyên là không ăn mồng tơi trong 1-2 tuần.
Người bệnh gút
Theo lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo, người bệnh gút phải kiêng loại rau này hoàn toàn vì sẽ khiến tình trạng đau nhức khớp thêm trầm trọng do có khả năng tích tụ axit uric trong cơ thể.
Nên phối hợp mồng tơi cùng với các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật để giảm bớt tính hàn của vị thuốc.
Các món ăn từ rau mồng tơi nên ăn hết trong ngày. Trước mỗi bữa ăn nên hâm nóng lại để giảm tính hàn. Tránh để qua đêm gây biến chất, ngộ độc.
Chọn rau mồng tơi sạch, không nhiễm các chất bảo vệ thực vật để dùng. Loại rau không nhiễm hóa chất thường có thân, lá nhỏ, hơi cứng. Ngược lại, rau nhiễm hóa chất thường có thân to mập, ngọn vươn dài, lá to và xanh mướt nhìn rất bắt mắt.
Rau mồng tơi khi kết hợp với thịt bò sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.