Đây là loại đứng đầu bảng trong 20 loại rau là 'khắc tinh' ung thư. Loại củ này giàu protein, tinh bột, có tác dụng nhuận tràng.

Lam Lam (t/h) 10:14 16/05/2023

Ăn sáng bằng củ >khoai lang vô cùng tốt cho >sức khỏe.

 

Củ khoai lang đứng đầu trong 'Top 10 loại rau tốt nhất'

Đó là kết quả do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bình chọn. Đồng thời, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Nhật Bản đã đưa ra kết quả khảo sát về chế độ ăn uống của 260.000 người. Theo đó, tỷ lệ ức chế tế bào ung thư của củ khoai lang nấu chín cao tới 98,7% và khoai lang sống là 94,4%. Nó đứng đầu bảng trong 20 loại rau chống ung thư.

Khoai lang rất giàu protein, tinh bột, pectin, axit amin, chất xơ, carotene, vitamin A, B, C, E và hơn 10 nguyên tố vi lượng như canxi, kali, sắt, có thể bảo vệ sự toàn vẹn của tế bào biểu mô con người. Nó ngăn chặn quá trình gây ung thư đến từ các kim loại độc hại.

Theo đông y, khoai lang có tác dụng "bổ hư suy kiệt, tăng cường sinh lực, cường tỳ vị, bổ thận âm", làm người "trường thọ ít bệnh tật". Khoai lang chủ yếu dùng để chữa phù thũng do tỳ hư, sưng đau và nhiễm độc, các bệnh đường ruột và táo bón.

Những >tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe

Cải thiện bệnh tiểu đường

Tác dụng của khoai lang phải kể đến đầu tiên là cải thiện bệnh tiểu đường. Khoai lang có chỉ số glycemic thấp hơn so với khoai tây. Nó còn chứa nhiều chất xơ (khoảng 5g trong 3/4 mỗi chén khoai) giúp cơ thể tiêu hóa chậm và đem lại cảm giác no lâu hơn.

Do vậy, bạn có thể kết hợp vào chế độ ăn uống trong điều trị bệnh tiểu đường và giảm cân.

Tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp

Để hạ huyết áp, việc duy trì lượng natri thấp trong cơ thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn đừng quên hấp thụ nhiều kali cho cơ thể cũng rất quan trọng. Nếu cung cấp đủ lượng kali thiết yếu cho cơ thể, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

Trung bình một củ khoai chứa 542 mg kali cho cơ thể, do đó khoai lang rất tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp.

Chất chống ung thư

Khoa học đã chứng minh trong những củ khoai nhiều màu sắc chứa một loại protein giúp ức chế protease. Theo nghiên cứu, khi chất ức chế protease gặp tế bào ung thư sẽ làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.

Hơn thế, khoai lang cũng giúp giảm một lượng protein gọi là IL-6 gây tổn hại cho khối u tới sáu lần. Bên cạnh đó, việc ăn khoai tím có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư đại tràng.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Một trong những tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe là chức năng cải thiện hệ tiêu hóa. Với lượng lớn chất xơ có tác dụng ngăn ngừa chứng táo bón, đồng thời thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Vitamin C và các axit amin chính là thành phần giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên nhanh hơn, chống tình trạng đầy bụng, khó tiêu và ngăn ngừa táo bón.

Vì vậy, ăn khoai lang luộc chín, đều đặn khoảng 100g/ngày rất có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là chữa táo bón rất hiệu quả.

'Thời điểm vàng' ăn khoai lang cực tốt cho sức khỏe

Ăn khoai lang đã nhiều nhưng rất ít người biết được nên chọn thời điểm nào để ăn mới đúng. Nhiều người thích mua khoai lang rồi về tích trữ thật lâu để ăn ngọt hơn, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia >dinh dưỡng, "thời điểm vàng" để ăn khoai lang là khi khoai mới được đào lên, đây là lúc mà khoai giàu dưỡng chất nhất.

Ngược lại, khoai lang càng để lâu thì lượng nước càng giảm, lượng đường càng tăng, tinh bột trong khoai lang bị biến đổi, các khoáng chất cũng dần mất đi…

2 thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn khoai lang:

- Buổi sáng: Thay vì ăn sáng bằng xôi, bún, phở… Chị em có thể thay thế bằng một củ khoai lang để bổ sung năng lượng cho ngày mới, giúp >làm đẹp da và ngăn ngừa ung thư, tim mạch, đột quỵ…

Khoai lang là loại củ được trồng nhiều tại Việt Nam, quá trình chăm bón cũng rất đơn giản nên bạn sẽ bớt đi nỗi lo về thực phẩm bẩn, có thể dùng khoai làm bữa sáng mỗi ngày mà không sợ rước thêm bệnh. Đặc biệt, loại củ "dân dã" này chứa ít tinh bột nên có thể khiến bạn no lâu mà không béo, hỗ trợ giảm cân vô cùng tốt.

- Buổi trưa: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn khoai lang vào buổi trưa là tốt nhất trong ngày. Nguyên nhân là vì sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5 giờ mới hấp thụ vào trong cơ thể.

Trong khi đó, khung giờ 2-5 giờ lại có ánh nắng mặt trời tác động lớn đến quá trình hấp thụ canxi, cho nên việc ăn khoai lang vào tầm giờ trưa 10-12 giờ trưa là hoàn toàn phù hợp.

Các chuyên gia cho rằng tốt nhất không nên ăn khoai lang nướng cả vỏ, vì vỏ khoai lang chứa nhiều alkaloid, ăn nhiều có thể gây khó chịu đường tiêu hóa.

Khoai lang còn chứa một chất có thể tạo ra lượng lớn axit dịch vị trong dạ dày và ruột của con người, gây ra chứng ợ nóng, buồn nôn, nôn ra nước axit sau khi ăn. Do đó, khoai lang không thích hợp để ăn sống, phải nấu chín ở nhiệt độ cao, để sau khi ăn không có cảm giác khó chịu.

 

Theo V.Linh/giadinhmoi.vn