Khoai lang, một lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn mùa đông của bạn. Không chỉ thơm ngon, dễ chế biến mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Thế nhưng, lại “đại kỵ” với 4 đối tượng này, tránh ăn kẻo “rước họa vào thân”.

Ái Vân 04:00 09/12/2024

 

Khoai lang là loại rau củ ngọt và nằm ở dưới đất. Nó có nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau bao gồm: cam, trắng, tím, và vàng. Khoai lang là loại thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng, chất oxy hóa và chất xơ. Đây cũng là loại thực phẩm có cách chế biến cực kỳ phong phú (luộc, nướng, hấp và chiên).

Ảnh minh họa: Internet

Khoai lang có màu cam và tím rất giàu chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do là các phân tử không ổn định có thể làm phá hủy DNA và kích hoạt tình trạng viêm. Tổn thương gốc tự do có liên quan đến các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và lão hóa. Do đó, sử dụng các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ rất tốt cho >sức khỏe.

Những đối tượng “đại kỵ” không nên ăn >khoai lang

Người đang đói: Trong khoai lang có nhiều đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt là lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sình hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn cần luộc chín trước khi ăn, hoặc khi luộc cho ít rượu để hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.

Ảnh minh họa: Internet

Người bị thận: Những người mắc bệnh thận tuyệt đối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

Người có hệ tiêu hóa không tốt: Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.

Người có bệnh về dạ dày: Nếu ăn khoai lang khi đói bụng rất dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Đặc biệt, những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Những lưu ý khi ăn khoai lang

Không ăn hồng với khoai lang: Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

Ảnh minh họa: Internet

Không ăn vào buổi tối: Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.

Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất >dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ái Vân | Theo Phụ nữ sức khỏe