Với một số người do thể trạng hoặc mắc một số bệnh 'đại kỵ' với gừng, nên ăn gừng sẽ không có lợi cho sức khoẻ, thậm chí gặp nguy hiểm.
Gừng đã được vận dụng vào nhiều hình thức Y Học Cổ Truyền từ nhiều thế kỷ. Nó được dùng rộng rãi để hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống lại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường, đồng thời giảm các cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.
Trong gừng có chứa một loại hợp chất hoạt tính sinh học tự nhiên có tên là gingerol, giúp chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Ngoài ra, gừng cũng có tác dụng giảm các cơn buồn nôn ở những người vừa trải qua một số loại phẫu thuật, hoá trị liệu hoặc do ốm nghén trong thai kỳ.
Bên cạnh đó, gừng cũng là một loại thực phẩm giúp bạn giảm cân và giảm mỡ bụng hiệu quả. Uống nước gừng sẽ tạo cảm giác no lâu, từ đó ngăn ngừa được các cơn thèm ăn. Để kiểm soát mức cân nặng của mình, bạn có thể uống một lượng trà gừng nhất định vào mỗi ngày.
Gừng rất tốt nhưng 3 trường hợp 'đại kỵ' với gừng, không nên ăn để tránh nguy hiểm.
3 trường hợp không nên ăn gừng
Huyết áp cao, bệnh tim
Những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là rất tốt, nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm huyết áp tăng. Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho tình trạng nặng hơn, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.
Sốt cao không được ăn gừng
Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
Không dùng gừng cho người bị say nắng
Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.
Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.