Củ tỏi được trồng ở nhiều nơi và là một nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn. Đồng thời, đây cũng là 1 loại thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng bất ngờ.

BWs (t/h) 21:29 12/06/2023

1. Hàm lượng dinh dưỡng của củ tỏi

Củ tỏi là một trong những thực phẩm không thể thiếu khi chế biến các món ăn nhằm giúp tăng hương vị, đồng thời cung cấp cho cơ thể nhiều chất >dinh dưỡng tốt. Theo một số nghiên cứu tại trường Đại học Yale (Mỹ), việc ăn >củ tỏi mỗi ngày có thể cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin C, B6 hay các loại chất như mangan, selen cùng tổ hợp chất chống oxy hóa bao gồm cả allicin.

Ăn củ tỏi mỗi ngày có thể cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin C, B6 hay các loại chất như mangan... - Ảnh: Internet

 

Một nhánh củ tỏi sống (3 gam) chứa:

Mangan: 2% giá trị hàng ngày (DV)

Vitamin B6: 2% DV

Vitamin C: 1% DV

Selen: 1% DV

Chất xơ: 0,06 gam

Theo đó, với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, còn có cả vitamin C, mangan, selen cũng như allicin, nên khi ăn củ tỏi mỗi ngày, cơ thể sẽ được tăng cường hệ miễn dịch một cách đáng kể. Thông qua đó, chúng sẽ giúp làm giảm tránh các triệu chứng cảm sốt, viêm họng khi thời tiết giao mùa. Củ tỏi có hàm lượng calo cao và bổ dưỡng.

Củ tỏi là một trong những thực phẩm không thể thiếu khi chế biến các món ăn nhằm giúp tăng hương vị, đồng thời cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng tốt - Ảnh: Internet

2. Những công dụng tuyệt vời của củ tỏi

2.1 Giúp giải độc các kim loại nặng trong cơ thể

Ở liều lượng cao, các hợp chất lưu huỳnh trong củ tỏi đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ chống lại các tổn thương cơ quan do nhiễm độc kim loại nặng.

Một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở các nhân viên tại một nhà máy sản xuất ắc quy ô tô (những người tiếp xúc quá nhiều với chì) cho thấy rằng củ tỏi làm giảm lượng chì trong máu tới 19%. Nó cũng làm giảm nhiều dấu hiệu lâm sàng của nhiễm độc, bao gồm đau đầu và huyết áp.

2.2 Tốt cho xương khớp

Các chất trong củ tỏi như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm cùng các chất chống oxy hóa và enzyme,... có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn thoái hóa xương, nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn. Với phụ nữ, việc ăn củ tỏi giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường nội tiết tố estrogen. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp, củ tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt.

Ngoài ra, củ tỏi còn có thể giúp phòng chống bệnh suy giảm trí nhớ, bệnh Alzeimer. Với phụ nữ, củ tỏi cũng giúp họ có làn da đẹp - Ảnh: Internet

2.3 Cải thiện hiệu suất thể thao

Củ tỏi từ lâu đã được sử dụng để giảm mệt mỏi và cải thiện hiệu suất làm việc. Các nghiên cứu trên loài gặm nhấm đã chỉ ra rằng củ tỏi giúp tăng cường hiệu suất tập thể dục, nhưng ít nghiên cứu trên người. Trong một nghiên cứu nhỏ, những người bị bệnh tim uống dầu củ tỏi trong 6 tuần đã giảm được 12% nhịp tim và khả năng tập thể dục tốt hơn.

2.4 Ngăn ngừa ung thư

Củ tỏi làm giảm nguy cơ mắc ung thư đường ruột. Thành phần của củ tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày. Vì có chức năng thải độc nên củ tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Các chất Germanium và selen trong củ tỏi giúp chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Với người bệnh ung thư, củ tỏi có tác dụng làm chậm tăng trưởng của khối u, giảm kích thước khối u. Vì vậy, củ tỏi hỗ trợ và kiểm soát nhiều bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư bàng quang.

Củ tỏi hỗ trợ và kiểm soát nhiều bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng,... - Ảnh: Internet

2.5 Cải thiện mức cholesterol, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim 

Bổ sung củ tỏi có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol - LDL (xấu), đặc biệt là ở những người có cholesterol cao. Tuy nhiên cholesterol - HDL (tốt) và triglyceride (chất béo trung tính) cao dường như lại không bị ảnh hưởng.

BWs (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe