Nước ép từ lá tía tô mang một hương vị vô cùng tươi mát nhưng bạn có biết trong loại nước ép này có thành phần dinh dưỡng như thế nào không? Ở bài viết này, chuyên gia dinh dưỡng sẽ giải thích rõ về các thành phần dinh dưỡng cũng như công dụng của loại thức uống này. Đồng thời mách bạn công thức đơn giản để có một ly nước ép tía tô mát lành.
Lá tía tô chứa beta-caroten là một loại thuộc carotenoid, chất này cũng có trong lá tía tô có màu đỏ.
Beta-caroten giữ cho da và niêm mạc khỏe mạnh và có tác dụng chống oxy, hóa ức các chế hoạt động của oxy hoạt tính. Ngoài ra, sắc tố anthocyanin có màu đỏ có chức năng hỗ trợ thị giác.
Tía tô chứa 500mg kali trên 100g.
Kali có tác dụng đào thải natri (thành phần muối) ra khỏi cơ thể. Do đó, phần nào giúp chị em phụ nữ phòng chống các triệu chứng sưng tấy.
Tía tô có chứa axit rosmarinic là một loại polyphenol.
Axit rosmarinic đã được chứng minh là ngăn chặn sự giải phóng histamine gây ra dị ứng và viêm. Chất này trong cơ thể sẽ làm giảm các triệu chứng như viêm, ngứa, viêm mũi trên da.
Hương thơm dịu nhẹ của lá tía tô là do trong lá có chất gọi là perialdehyde. Mùi hương này có tác dụng làm tăng cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra, tính axit của axit citric và giấm được thêm vào làm thành phần của nước ép tía tô có tác dụng thúc đẩy quá trình tiết nước bọt và dịch vị. Uống một lượng nhỏ nước ép tía tô trước bữa ăn sẽ kích thích sự thèm ăn của bạn.
Tía tô chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau. Trong số các loại vitamin đặc biệt vitamin B rất dồi dào, đây là chất >dinh dưỡng tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng. Nó chuyển đổi dinh dưỡng trong chế độ ăn uống thành năng lượng một cách hiệu quả.
Nguyên liệu làm nước ép tía tô là lá tía tô đỏ, nước, đường và giấm táo hoặc có thể dùng axit citric. Khi làm nước ép bạn hãy nhặt bỏ lá ở thân và rửa thật sạch trước khi chế biến.
Nếu bạn sử dụng axit citric thay vì giấm táo hãy điều chỉnh khoảng 1-2 thìa cà phê.
Tía tô …… 300g
Nước …… 2L
Đường …… 600g
Giấm táo …… 200ml
Bước 1: Rửa thật sạch lá tía tô. Cho nước vào nồi đun sôi, sau khi sôi thì đun ở lửa vừa trong khoảng 30 - 40 phút.
Bước 2: Lược bỏ phần lá tía tô và cho phần nước sắc lại rồi cho lại vào nồi. Thêm đường và cuối cùng là giấm táo thế là hoàn thành.
Khi hoàn thành, để nguội và cho vào tủ lạnh. Pha loãng nó 3 đến 4 lần với nước ta sẽ có một ly nước ép tía tô.
Tại sao bạn không làm món siro lá tía tô đỏ để giải khát bằng cách sử dụng loại tía tô có trong mùa hè? Bạn có thể pha siro với nước lạnh hoặc nước có ga hoặc làm món siro đá bào.
Nếu bạn đang mang thai bạn hoàn toàn có thể uống nước ép tía tô mà không có vấn đề gì. Tía tô rất giàu vitamin và khoáng chất, trong số đó có axit folic là thành phần dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của thai nhi.
Đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ bổ sung đủ axit folic có thể bảo vệ >sức khỏe của thai nhi. Không chỉ cung cấp đủ axit folic bạn cũng cần đảm bảo bổ sung các chất dinh dưỡng khác nhau trước khi mang thai.
Hơn nữa vì đường được sử dụng trong nước ép tía tô, hãy cẩn thận không nên tiêu thụ quá nhiều đường. Lưu ý không uống quá nhiều.
Bạn sẽ không thể giảm cân nếu chỉ uống loại nước ép này. Đối với các sản phẩm thương mại và thủ công người ta thường cho thêm đường vào để dễ uống. Do đó, hãy lưu ý rằng uống quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng béo phì.
Mặt khác, kali chứa trong nước ép tía tô có tác dụng điều chỉnh áp suất thẩm thấu. Bạn chỉ có thể trông chờ vào hiệu quả giảm sưng tấy qua bài tiết nước trong cơ thể dưới dạng nước tiểu hoặc mồ hôi.
Theo Macaro-ni