Thịt là một nguồn thực phẩm quan trọng đối với con người, tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe, ta nên ưu tiên chọn các loại thịt có chất lượng tốt và ít chất béo, không chứa các chất bảo quản và không được chế biến quá nhiều.

Phước Hải 17:08 07/07/2023

“Tôi béo quá, tôi muốn giảm cân , tôi không ăn >thịt nữa!” Tôi thường nghe câu này từ những người giảm cân ở >các phòng khám.

Nhưng liệu bạn có thể giảm cân nếu chuyển từ ăn thịt sang ăn chay? Có thể tránh được tình trạng thừa >dinh dưỡng không?

Chúng ta thường ăn nhiều loại thịt như heo, bò, cừu, gà, vịt, cá, tất cả đều thuộc loại thực phẩm động vật, giàu chất đạm, chất béo, vitamin tan trong chất béo, vitamin nhóm B và khoáng chất, là một phần quan trọng trong chế độ ăn cân bằng.

Hàm lượng protein trong thực phẩm động vật thường cao hơn, thành phần axit amin phù hợp hơn với nhu cầu của cơ thể con người và tỉ lệ hấp thụ của cơ thể sau khi ăn cao hơn.

Tuy nhiên, một số loại thịt lại chứa nhiều axit béo bão hòa và cholesterol, việc tiêu thụ quá nhiều có thể tăng nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch.

Có thể bạn đã từng nghe câu “Thà ăn bốn chân còn hơn ăn hai chân, thà ăn hai chân còn hơn không chân”, vậy thực hư câu nói này có đúng không?

Từ góc độ cung cấp chất dinh dưỡng của những loại thịt này, bốn chân là chỉ gia súc như lợn, trâu bò, cừu, người ta còn gọi những loại thịt này là “thịt đỏ”.

Ảnh minh họa: Internet

Hàm lượng chất béo trong các loại thịt này tương đối cao, trong đó thịt lợn là cao nhất, trung bình khoảng 30%, tiếp theo là thịt cừu khoảng 15% và thịt bò khoảng 5%.

Hai chân dùng để chỉ thịt gia cầm, chẳng hạn như gà, vịt và ngỗng, còn được gọi là "thịt trắng".

Hàm lượng chất béo trong thịt gia cầm rất khác nhau, gà là từ 9% đến 14%, vịt là 20% và ngỗng là giữa gà và vịt.

Loại không có chân là thịt cá có hàm lượng chất béo thấp nhất, dao động từ 1% đến 10%, số liệu trên là giá trị trung bình.

Tất nhiên, ngay cả đối với cùng một con vật, hàm lượng chất béo của các bộ phận khác nhau cũng có sự khác biệt lớn, chẳng hạn hàm lượng chất béo trong thịt ba rọi cao hơn nhiều so với thịt thăn và hàm lượng chất béo trong phần bụng cá cao hơn so với phần lưng cá.

Ngoài hàm lượng chất béo khác nhau, các loại thịt này còn có tỷ lệ thành phần axit béo trong mỡ khác nhau, thịt gia súc có thành phần chủ yếu là axit béo bão hòa, thịt gia cầm chủ yếu là axit béo không bão hòa đơn, cá chủ yếu là axit béo không bão hòa đa.

Một số loại cá, đặc biệt là cá biển sâu, rất giàu axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).

Ảnh minh họa: Internet

Hiện nay, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều axit béo bão hòa sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, trong khi axit béo không bão hòa đơn và đa lại có tác dụng bảo vệ >sức khỏe cơ thể, đặc biệt là EPA và DHA có tác dụng phòng ngừa các bệnh liên quan đến lipid máu.

Do đó, khi chọn thịt, bạn có thể chọn cá trước, sau đó là gia cầm và cuối cùng là gia súc. Tất nhiên, tiền đề của tất cả các tác dụng có lợi là năng lượng nạp vào không được quá mức.

Phước Hải | Theo Phụ nữ sức khỏe