Theo chuyên gia, chuối xanh hay chín đều mang lại lợi ích. Tận dụng vỏ chuối để làm món ăn cần có những lưu ý.

Hương Hương (t/h) 04:59 25/04/2024

Lợi ích của chuối

Chuối là thực phẩm giàu carbs, nhiều nhất là ở dạng tinh bột và đường. Trong quá trình chuối chín sẽ có sự thay đổi mạnh về thành phần carb.

Quả chuối có rất nhiều khoáng chất và vitamin, nhất là B6, C và kali. Tinh bột có trong chuối chưa chín chủ yếu là tinh bột mà cơ thể không thể phân hủy để sử dụng làm năng lượng, mang lại nhiều lợi ích cho >sức khỏe và có ít calo hơn so với tinh bột thông thường. Do đó, nó là một bổ sung tốt cho chế độ ăn uống nếu muốn giảm hoặc duy trì cân nặng. Ở trong ruột già, tinh bột của chuối được vi khuẩn lên men thành axit béo butyrate chuỗi ngắn tốt cho hệ tiêu hóa.

Chuối mang lại nhiều lợi ích. Ảnh: Internet

Cải thiện thị lực

Nếu khẩu phần ăn hàng ngày có chuối thì thị lực sẽ được cải thiện vì nó có nhiều chất tiền vitamin A và C là beta caroten. Khi hấp thụ vào cơ thể, tiền chất này chuyển hóa thành vitamin A nên rất tốt cho sức khỏe của mắt, giúp phòng ngừa nhức mỏi mắt và các bệnh về mắt.

Cải thiện sức khỏe hệ tim mạch

Thành phần >dinh dưỡng của chuối có các hợp chất thực vật với vai trò như vitamin B6 và chất oxy hóa nên sẽ hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ tim mạch. Chính những hợp chất này sẽ điều hòa lượng cholesterol trong máu và giảm yếu tố gây bệnh tim mạch như: tăng cholesterol, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,…

Chuối mang lại lợi ích đối với tim mạch. Ảnh: Internet

Một điều không thể bỏ qua nữa là hàm lượng natri trong chuối thấp còn hàm lượng kali cao nên sẽ giảm huyết áp và cải thiện hiệu quả cơn đau tim.

Cải thiện tiêu hóa

Nếu cảm thấy khó tiêu thì hãy ăn một quả chuối để cảm thấy dễ chịu hơn. Đạt được công dụng này là do chuối chứa prebiotic làm tăng khả năng xử lý thức ăn của vi khuẩn đường ruột nên hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

Ăn chuối còn hỗ trợ chữa táo bón vì thành phần dinh dưỡng của chuối giàu chất xơ thúc đẩy nhu động ruột. Nhờ điều này mà chất thải dễ được đẩy ra ngoài. Thành phần probiotic trong quả chuối cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy khá tốt

Cải thiện miễn dịch và phòng ngừa ung thư

Ổn định lượng đường trong máu

Hỗ trợ giảm cân

Chuối có hàm lượng calo thấp và nhiều hoạt chất thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo diễn ra nhanh chóng. Nhờ công dụng này mà ăn chuối có thể ngăn ngừa tích lũy chất béo, nhờ đó mà tăng hiệu quả giảm mỡ trong quá trình giảm cân.

Chuối xanh, chuối chín loại nào nhiều dinh dưỡng hơn?

Có một vấn đề được nhiều người quan tâm, đó là khi ăn >chuối xanh đa phần mọi người ăn cả vỏ, nhưng khi ăn chuối chín thì lại bỏ hết phần vỏ phía ngoài. Trong khi, có thông tin cho rằng, vỏ chuối còn tốt hơn cả phần thịt của quả chuối. Vậy, vỏ chuối chín có ăn được không? Và có giá trị dinh dưỡng như thế nào? PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia Công nghệ thực phẩm chia sẻ trên Báo Người Đưa Tin cho biết, thông tin cho rằng vỏ chuối tốt hơn thịt chuối là không chính xác, kể cả với chuối xanh và chuối chín.

Ăn chuối đúng cách giúp cơ thể hấp thụ tốt các thành phần dinh dưỡng có trong loại quả này. Ảnh: Internet

Với vỏ chuối chín, vị chuyên gia này cho biết chúng vẫn có những vitamin và khoáng chất nhất định như vitamin B6 và B12, magie, kali. Đặc biệt, hàm lượng kali trong vỏ chuối khá cao, không thua kém gì so với thịt quả chuối. Tuy nhiên, nếu cho lựa chọn ăn vỏ chuối so với thịt quả chuối, chắc hẳn ai cũng lựa chọn ăn phần thịt vì chúng dễ ăn hơn.

Đến nay chưa có nghiên cứu bài bản nào khẳng định vỏ chuối có ích cho sức khoẻ, ngừa bệnh này, ngăn bệnh kia. Mọi lợi ích đưa ra đều căn cứ vào thành phần dinh dưỡng trong vỏ chuối để suy đoán. Chuyên gia này cũng không khuyên mọi người nên ăn vỏ chuối mỗi ngày. Trường hợp, nếu ăn vỏ chuối thì nên cân nhắc về nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo sức khỏe.

Việc ăn vỏ chuối có nguy cơ nhiễm hóa chất rất cao từ khi chăm sóc, đến khi bảo quản. Cụ thể, để quả chuối chín đều và đẹp, tiểu thương có thể sẽ ngâm tẩm và dấm chuối bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp. Nếu ăn vỏ chuối ngâm tẩm các chất trên, khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.

Cách làm >bột chuối xanh

Theo Tuổi Trẻ, bột chuối xanh có thể không phải là mặt hàng phổ biến tại các siêu thị ở Việt Nam nhưng tại châu Phi, Ấn Độ thì từ lâu đã là một siêu thực phẩm giá rẻ thay thế cho bột mì truyền thống. Ngay cả tại các nước châu Âu, các bà nội trợ đang ngày càng tìm kiếm bột chuối xanh để chế biến món ăn, làm bánh như một nguồn nguyên liệu giàu dinh dưỡng mới.

Chị em có thể dùng nó như một sự thay thế low-carb trong bánh mì, mì ống; chế biến thực đơn trong chế độ ăn kiêng Paleo; làm nước xốt sánh mịn thay thế bột năng hoặc bột bắp; thêm vài thìa bột chuối xanh vào sinh tố và đồ uống khác để có được những lợi ích tối đa của tinh bột kháng...

Bột chuối xanh là siêu thực phẩm. Ảnh: Internet

Theo Phụ nữ Việt Nam, để bảo vệ và tăng cường sức khỏe trong thời kỳ đại dịch Covid-19, nhiều người Ấn Độ đã chuyển sang phương pháp chăm sóc sức khỏe truyền thống như tập yoga và phương pháp điều trị Ayurvedic - tăng cường khả năng miễn dịch bằng ngũ cốc, thảo dược và các loại gia vị.

"Siêu thực phẩm" bột chuối xanh được làm từ chuối chưa chín, cắt nhỏ, sấy khô sau đó xay mịn. Có thể trộn bột chuối xanh trong sinh tố hoặc các loại thức uống lành mạnh dùng cho việc tập thể dục. Loại siêu thực phẩm này giúp điều chỉnh cảm giác thèm ăn, ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều. Ngoài ra, chuối xanh rất giàu chất xơ, kali, magie và vitamin, đồng thời chứa ít chất béo.

Hương Hương (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe