Những người bị mỡ máu cao nên tránh xa những thực phẩm này kẻo tự rút ngắn tuổi thọ của chính mình.

01:01 19/10/2023

Ngày nay, khi điều kiện sống được nâng cao, con người cũng ngày càng chú trọng vào việc lựa chọn thực đơn với những món ăn ngon miệng, tinh tế và đắt tiền. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm này sẽ gây nên tình trạng mắc bệnh mỡ máu. Nếu không kiểm soát tốt lượng lipid máu sẽ làm tăng gánh nặng cho mạch máu, sinh ra các bệnh tim mạch, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, những người mỡ máu cao cần thận trọng trong việc ăn uống, đặc biệt ghi nhớ 4 loại thực phẩm là “sát thủ tim mạch” dưới đây để né tránh:

1. Hải sản có vỏ

Người bị mỡ máu cao thường không dám ăn hải sản vì sợ trong hải sản có lượng cholesterol lớn, ăn nhiều sẽ gây ra thừa cholesterol và làm tăng lipid máu. Tuy nhiên trên thực tế, hải sản không chỉ chứa cholesterol mà nó còn chứa chất béo không bão hòa, dưỡng chất này giúp ích rất nhiều cho việc hạ lipid máu. Dẫu vậy, hàm lượng cholesterol trong các loại hải sản như tôm, cua, sò ốc cao hơn nhiều so với cá, mực, do đó, người bị mỡ máu cao nên hạn chế ăn những loại hải sản này. 

 

Trung bình hàm lượng cholesterol trong >hải sản có vỏ là hơn 130mg/100g, thậm chí còn vượt quá hàm lượng cholesterol của thịt lợn. Hàm lượng cholesterol của các sản phẩm sau khi phơi nắng hay chế biến khô còn cao hơn gấp 3 lần hải sản tươi sống nên mọi người nhớ lưu ý điều chỉnh khẩu phần ăn ít đi.

Ngoài ra, người bệnh mỡ máu cần lưu ý cách chế biến khi ăn hải sản, tốt nhất nên dùng phương pháp luộc, hấp, ít sử dụng dầu và muối. Điều này không chỉ giúp giữ nguyên hương vị đặc trưng của hải sản mà còn hạn chế việc hấp thụ quá nhiều dầu, ảnh hưởng đến sự ổn định của lipid máu.

2. Nội tạng động vật

Tại Việt Nam, >nội tạng động vật lại là món ăn khoái khẩu, được chế biến thành các món xào, luộc, chiên, nướng, ăn hàng ngày hoặc trên bàn nhậu. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khuyến cáo rằng người bị mỡ máu cao không nên ăn nội tạng động vật, đặc biệt là gan động vật vì đây là cơ quan sản xuất và tồn trữ cholesterol.

 Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng cho biết một người lớn khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 300mg cholesterol mỗi ngày. Trong khi đó, gan của hầu hết các động vật đều chứa 564mg cholesterol trong mỗi 100g, tương đương 188% lượng cholesterol khuyến cáo hàng ngày. 

3. Thịt đỏ

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết >thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho người bệnh máu nhiễm mỡ. Theo đó, lượng cholesterol có trong loại thịt này sẽ làm những bệnh lý tim mạch sẵn có nặng hơn.

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu thường chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa hơn các loại thịt khác. Việc ăn quá nhiều các thực phẩm loại này làm tích tụ cholesterol trong cơ thể, khiến cơ thể không kịp đào thải và cân bằng mỡ máu.

Để hạn chế sự ảnh hưởng của loại thịt này tới bệnh tình và sức khỏe, người bệnh máu nhiễm mỡ có thể ăn thịt đỏ nếu chọn thịt nạc, ít chất béo bão hòa. Tuy nhiên, tốt nhất họ vẫn nên thay thế thịt đỏ bằng các nguồn cung cấp protein khác như cá, thịt gà bỏ da hoặc ức gà tây, cá và đậu. 

4. Đồ ngọt

Đồ ngọt nhiều đường cũng thuộc nhóm thực phẩm mà người mỡ máu cao nên kiêng. Nguyên nhân là vì khi ăn quá nhiều đường, gan sẽ tạo nhiều LDL-cholesterol gây tích tụ quá mức ở mô tế bào, đồng thời giảm HDL-cholesterol có chức năng di chuyển và đào thải chất béo ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, đường còn có khả năng ngăn chặn sự phân huỷ và loại bỏ chất béo làm tăng thêm nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu

Do đó, hạn chế ăn đồ ngọt là cách hiệu quả vừa giúp bạn hạn chế lượng triglyceride trong máu tăng cao, vừa giúp giảm nguy cơ tăng cân, béo phì và ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường và tim mạch khác.

Người mỡ máu cao cần thực hiện 2 việc nếu muốn ổn định lipid máu

Mỡ máu cao lâu ngày sẽ gây xơ vỡ động mạch, dẫn đến bệnh mạch vành. Người bệnh sẽ có những triệu chứng như đau thắt ngực, chân đi không vững và nhiều triệu chứng khác. Vì vậy, người mỡ máu cao cần ghi nhớ 2 điều dưới đây để kiểm soát bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Người bị mỡ máu cao cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống trong cuộc sống. Điều chỉnh chế độ ăn: Nên ăn ít thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều chất béo, nên ăn nhiều rau quả tươi, đồng thời bổ sung một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

2. Khám sức khỏe thường xuyên

Khám sức khỏe định kỳ không chỉ có thể hiểu được tình trạng cơ thể của bản thân mà đối với một số bệnh không có dấu hiệu báo trước, chúng ta có thể kiểm tra càng sớm càng tốt để tránh những tổn thương cho cơ thể. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, sống vui sống khỏe mỗi ngày.

(Tổng hợp)

Theo Ánh Lê/Tổ Quốc