Mọc tự nhiên ở khắp các đồng cỏ hay ao hồ, 3 loại cây này thực tế mang nhiều giá trị dinh dưỡng hơn những gì mọi người nghĩ.
Rau sam là một trong những loại rau dại mọc tự nhiên trên khắp các đồng cỏ, còn được gọi là rau răng ngựa trường thọ thái, mã xỉ thái… Nếu như ở Việt Nam >rau sam là loại rau dại chẳng được mấy người chú ý tới, thì tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Châu Âu, Châu Mỹ người ta dùng rau sam để làm thuốc và làm rau ăn. Ví dụ như người Hà Lan dùng rau sam làm dưa chua, người Pháp dùng rau sam trong rất nhiều món ăn, người Mỹ dùng rau sam trộn giấm.
Riêng tại Trung Quốc rau sam được hái tươi nhúng vào nước sôi lấy ra ngay rửa cho sạch nhớt rồi phơi khô hoặc sấy để làm thuốc. Người Trung hoa xưa còn coi rau sam là thứ rau 'trường thọ'.
Nghiên cứu tại Đài Loan (Trung Quốc) cho thấy trong rau sam có chứa nhiều axit hữu cơ, kali nitrat và các muối kali khác. Trong rau sam có nhiều muối kali oxalat, một số chất giúp thông tiểu, có tác dụng giải độc. Người dân quốc gia này dùng rau sam để làm thuốc chữa bệnh cước thuỷ thũng, tiểu tiện khó khăn.
Các nhà Dược học Pháp phát hiện trong rau sam có nhiều axit béo đa dạng không no Omega 3 nhất là axit alpha-linolenic. Các axit béo Omega 3 cải thiện trạng thái lỏng các màng tế bào - yếu tố chủ yếu của sức sống trong cơ thể. Ngoài ra, rau sam còn chứa axit béo không no có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa và bài tiết chất béo trong đường ruột, hỗ trợ điều hòa mỡ máu. Vì vậy, đối với những người cao tuổi có nguy cơ về bệnh tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp... thì việc ăn nhiều rau sam có lợi ích nhất định đối với >sức khỏe.
Y học Trung Quốc đã giải thích về công dụng của rau sam như sau: “Vị hanh, tính lạnh, không độc. Thâm nhập được vào ruột già, lá lách, kinh lạc.” Đắp ngoài da có thể dùng để trị mụn nhọt, sưng tấy, herpes zoster…
Với giá trị >dinh dưỡng và khả năng trị bệnh kể trên, rau sam thực sự là một loại “cỏ trường thọ”. Rau sam không chỉ thích hợp để dưỡng sinh, mà còn giúp ích trong chữa trị bệnh tim mạch và ung nhọt. Ngoài ra, trong Trung y, rau sam còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Rau càng cua là loại rau mọc dại, phổ biến ở những nơi có khí hậu nhiệt đới. Từng có thời gian ở Việt Nam >rau càng cua bị coi là cỏ dại, nhưng trên thế giới loại rau này lại là vị thuốc quý. Tại Nhật Bản, rau càng cua lại được săn lùng và bán với mức giá "trên trời".
Thành phần của rau càng cua có 92% là nước, 8% còn lại là các vitamin và khoáng chất. Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống và lợi tiểu. Thực phẩm này có thể sử dụng như một bài thuốc điều trị nhiều bệnh.
Một nghiên cứu đã tiến hành tách các hợp chất từ rau càng cua và phát hiện ra loại rau này có thể ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến vú. Điều này cho thấy tiềm năng của rau càng cua trong việc điều chế các loại thuốc điều trị ung thư.
Rau càng cua có khả năng thu gom và tiêu hủy các gốc tự do có hại cho cơ thể. Ngoài ra, chất beta caroten trong loại rau này còn là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.
Do có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua và mọng nước, rau càng cua có tác dụng giải khát tuyệt vời. Ngoài ra, thảo dược này còn có khả năng chữa trị các bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở. Cách dùng là giã nát rau và vắt lấy nước, thêm một chút muối, sau đó chấm vào vết thương trong nhiều ngày liên tục.
Ở Việt Nam, lục bình mọc đầy ao hồ, kênh rạch. Đa phần lục bình được dùng để làm thức ăn cho gà, vịt, lợn…
Song ở Nhật bản, lục bình được với giá giá tương đương gần 20.000 đồng cho một nhánh nhỏ. Người dân mua lục bình trong siêu thị về ăn, làm gỏi, chữa bệnh hoặc dùng để lọc nước.
Trong y học dân gian, lục bình có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng là lá và phần phình của cuống lá. Chúng có công dụng tiêu viêm và giải độc da, giúp chữa ung nhọt và làm giảm sưng.
Phần hoa của lục bình có tác dụng lợi niệu, sơ phong, chữa sưng tấy, giải độc và viêm đau như viêm tinh hoàn, viêm hạch bạch huyết, viêm khớp ngón tay, sưng nách, tiêm bị áp xe,…
Theo nghiên cứu của El-Shemy và các cộng sự, chiết xuất từ cây lục bình có đặc tính kháng khuẩn, giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gram âm và gram dương.
Tuy có nhiều giá trị tốt cho sức khoẻ nhưng bạn cần cẩn trọng khi sử dụng. Không nên hái lục bình ở những nguồn nước bị ô nhiễm. Vì lục bình có đặc tính hút kim loại nặng cộng với những chất độc khác ở trong nước và tích tụ vào thân. Người ăn loại bèo đó nhiều cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh do kim loại nặng có chứa trong bèo được chuyển hóa vào người.