Nguyên nhân gây hôi miệng bao gồm thức ăn còn sót lại trong miệng, viêm nướu và bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại thực phẩm bạn ăn vào, tình trạng hôi miệng có thể giảm hoặc trở nên nặng hơn.
Các thành phần trong rong biển khô và trà xanh có lợi cho việc loại bỏ hơi thở nặng mùi
Ví dụ tiêu biểu nhất là rong biển khô. Rong biển giàu chất diệp lục và phycoan, một thành phần chống oxy hóa, giúp phân hủy các thành phần như trimenthalamine và methylmercaptan gây hôi miệng. Ngoài ra, rong biển còn có nhiều chất xơ nên có tác dụng rửa sạch các mảnh vụn mảng bám thức ăn còn bám trên răng.
Chất flavonoid có trong trà xanh cũng có tác dụng trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong răng và làm. Ngoài ra, các thành phần trong chanh và táo giúp làm giảm chứng hôi miệng.
Protein làm phát triển vi khuẩn, caffeine làm khô miệng và gây hôi miệng
Các thực phẩm điển hình gây hôi miệng là các thực phẩm giàu protein như thịt, cá và các sản phẩm từ sữa. Điều này là do vi khuẩn gây hôi miệng cần nhiều chất >dinh dưỡng nhất. Ví dụ, khi thịt bị phân hủy, các hợp chất amoniac gây hôi miệng sẽ được giải phóng ra. Cá chứa một hợp chất gây hôi miệng gọi là trimethylamine.
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, đồ uống có chứa caffein như cà phê cũng làm tình trạng hôi miệng của bạn nặng hơn. Điều này là do caffein tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi làm tăng nồng độ axit trong miệng hoặc làm cho miệng bị khô. Đặc biệt, khi lượng nước bọt tiết ra của bạn bị giảm và bên trong miệng bạn sẽ bị khô, điều này khiến hoạt động của vi khuẩn gây hôi miệng trở nên mạnh mẽ.
Ngoài ra, mùi nồng của các thành phần như gia vị và nước xốt cũng có thể gây hôi miệng. Một ví dụ điển hình là wasabi. Mùi 'isothiocyanate', một thành phần gây ra vị cay của wasabi, sẽ đọng lại trong miệng của bạn khá lâu.
Theo Naver