Đậu đũa là một loại rau quen thuộc với người Việt Nam, nhưng ít ai biết những tác hại nghiêm trọng khi ăn loại thực phẩm này sai cách.
Đậu đũa có tên khoa học là Vigna sesquipedalis (L.) Fruwirth, còn được gọi là đậu bún hay đậu dải áo. Trên thế giới, đậu đũa có các tên gọi khác như Yardlong bean, Snake bean, Chinese long bean, Pea bean, Asparagus bean, Taao-hla-chao (H’mong), Jurokusasagemae (Nhật Bản), Dow gauk (Trung Quốc), Sitaw (Philippines).
Đậu đũa là một trong bốn loài phụ của đậu dải (Vigna unquiculata), có nguồn gốc từ Nam Á, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng được trồng nhiều ở Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia và khu vực châu Phi.
Ở châu Phi, đậu đũa là một trong những loài cây lương thực quan trọng, góp phần tăng cường an ninh lương thực và phát triển kinh tế ở khu vực này.
Đậu đũa ngoài là loại thực phẩm phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam, chúng rất giàu protein, vitamin C, vitamin K, vitamin A, cellulose, kali, magiê và sắt. Loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Tuy nhiên, những sai lầm khi ăn đậu đũa không chỉ làm giảm giá trị >dinh dưỡng của món ăn mà còn có thể gây hại đến >sức khỏe. Việc hiểu và áp dụng đúng cách ăn đậu đũa là điều cần thiết để tận hưởng hương vị tuyệt vời và hưởng những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những sai lầm khi ăn đậu đũa mà nhiều người thường mắc phải.
Không ăn nếu thường xuyên bị táo bón
Đậu đũa có chứa hàm lượng chất xơ cao, 100g đậu cung cấp 9,5% nhu cầu chất xơ cần cho một ngày của cơ thể. Tuy rằng rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu ăn quá nhiều lại gây tác dụng ngược lại. Lượng chất xơ quá nhiều trong dạ dày khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu và gây ra táo bón.
Nguy cơ ngộ độc cao
Đậu đũa thường có nhiều sâu bệnh nên là loại quả hay bị phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng nhiều nhất. Theo một số bài khảo sát về những loại thực phẩm bị phun nhiều thuốc hóa học thì đậu đũa nằm trong top 10.
Thuốc trừ sâu còn được biết đến là loại độc tố có khả năng gây độc cho hệ thần kinh, phá vỡ hooc-mon tăng trưởng và gây tổn thương não bộ ở trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với các loại thực phẩm có hàm lượng thuốc trừ sâu cao có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh liên quan đến thần kinh. Nếu ăn đậu đũa không được xử lí kỹ thì bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu là điều chắc chắn. Thực tế, có người ăn đậu đũa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường.
Do vậy cần mua đậu đũa tại nhưng nguồn rau sạch có chứng nhận để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.
Không ăn đậu đũa chung với giấm
Khi ăn chung đậu đũa và giấm với nhau dễ dẫn đến chướng bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, đậu chứa nhiều vitamin C và carotene, axit axetic trong giấm sẽ phá hủy cấu trúc của vitamin, làm giảm giá trị dinh dưỡng. Cơ thể không thể hấp thụ carotene và vitamin, dẫn đến mất cân bằng chất dinh dưỡng.
Tuyệt đối không ăn sống
Đậu đũa có chứa hàm lượng lectin, đây là một chất độc nguy hiểm nếu như ăn sống, chất lectin sẽ tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc với các biểu hiện như: đau bụng, buồn nôn, xây xẩm mặt mày, nặng thì dẫn đến choáng ngất, thậm chí tử vong. Tuy nhiên nếu nấu chín, chất này sẽ bị phân hủy, không còn gây nguy hại. Do vậy chỉ nên ăn đậu đũa khi đã được nấu chín.
Làm suy giảm tinh trùng
Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy, ăn đậu đũa ở tỷ lệ nhất định khiến cho các tế bào bên trong tinh trùng bị thoái hóa dẫn đến mất khả năng thụ tinh.
Do vậy, dù còn nhiều nghi ngờ về tác hại này của đậu đũa, nam giới hay đàn ông hiếm muộn vẫn nên phải hạn chế ăn thì tốt hơn.