Trái cóc có vỏ sần sùi, vị chua, cơm dày và giòn. Đây là loại trái cây được lựa chọn nhiều vì dễ ăn và có công dụng giải nhiệt trong mùa hè. Tuy nhiên ít ai biết được công dụng sức khỏe bất ngờ từ loại trái quen thuộc này.

Han (TH) 21:30 09/07/2023

Quả cóc có tên khoa học là Spondias cytherea, là một loại cây xích đạo và phát triển tốt ở khí hậu nhiệt đới. Quả cóc có chứa rất nhiều chất xơ. Ở mỗi vùng có một tên gọi khác nhau cho loại quả này, ví dụ như ở Indonesia người ta gọi là quả kedondong, hay thậm chí ở miền Bắc Việt Nam người ta gọi là quả sấu tầu, còn ở miền Nam gọi là >quả cóc.

Nhờ những lợi ích tuyệt vời có trong thành phần mà các nước nhiệt đới gọi chúng là loại quả “vàng”  đối với cơ thể của chúng ta. Dưới đây là các thành phần có trong quả cóc.

Ảnh minh họa: Internet

Cung cấp protein và chất béo

Quả cóc có chứa chất đạm và chất béo. Mặc dù  hàm lượng không nhiều nhưng ít nhất chúng cũng có thể đảm bảo đủ lượng protein và chất béo mà cơ thể đòi hỏi ở mức tối thiểu.

Duy trì tốt hệ thống miễn dịch

Trong trái cây này cũng có chứa lượng vitamin C khá cao, góp phần tạo ra bạch cầu, là loại tế bào duy trì và vận hành hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó cũng chứa các chất chống oxy hóa và collagen rất hữu ích để thúc đẩy việc chữa lành vết thương.

Ảnh minh họa: Internet

Giúp điều trị ho

Nước ép cóc có thể hỗ trợ điều trị bệnh ho. Sau khi ép cóc lấy nước bạn thêm vào một ít muối và uống một ngày ba lần. Ngoài ra, chiết xuất từ lá cóc cũng là một bài thuốc công hiệu để chữa bệnh ho. Bạn dùng 3 hoặc 4 lá cóc rửa sạch. Sau đó đun lá cóc trong nước sôi vài phút rồi để yên. Bạn có thể dùng nước này uống chung với mật ong để điều trị bệnh ho.

Kiểm soát mức cholesterol

Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C sẽ giúp cơ thể kiểm soát lượng cholesterol trong máu. Vì thế, hàm lượng vitamin C cao trong trái cóc hỗ trợ cân bằng lượng cholesterol trong máu và hạn chế tỉ lệ mắc bệnh sỏi thận.

Ảnh minh họa: Internet

Giúp da dẻ hồng hào

Một phần ăn gồm 100g cóc sẽ cung cấp khoảng 3,2 mg sắt, đáp ứng 18% lượng chất sắt cho cơ thể mỗi ngày. Chất sắt rất cần thiết cho sự vận chuyển ôxy và tạo ra các tế bào máu trong cơ thể. Nếu bạn bị thiếu máu nên thường xuyên bổ sung nhiều sắt từ trái cóc.

Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng

Với vị chua, chất xơ và protein có trong quả cóc không chỉ là một lại trái cây có giá trị về mặt >dinh dưỡng. Thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3% - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; acid 0,4% - 0,8%. Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, làm sinh tân dịch, giúp ăn ngon miệng hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Tăng độ dẻo dai cho cơ thể

Với hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong đường của quả cóc, thành phần này ở dạng sucrose nên rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và sự dẻo dai cho cơ thể.

Là một chất chống oxy hoá

Nhờ có hàm lượng vitamin A cao mà quả cóc có thể hoạt động như một chất chống oxy hoá. Ngoài vitamin A, quả cóc cũng có chứa vitamin C. Hai loại vitamin này  hoạt động như một chất chống oxy hoá có thể chống lại các gốc tự do phát sinh từ oxy hóa cơ thể cũng như ô nhiễm từ bên ngoài.

 
Han (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe