Không phải ai ăn khổ qua đắng cũng lành, thậm chí khi kết hợp khổ qua với một số thực phẩm đại kỵ còn có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.
Mướp đắng là loại thực phẩm được cho là đem lại nhiều lợi ích cho >sức khỏe con người. Nhưng loại quả này cũng sở hữu một số mặt trái mà ít người biết. Dưới đây là một số tác hại của >mướp đắng được đăng trên Báo Lao động:
Gây tan máu: Trong hạt mướp đắng chứa một hoạt chất là vicine, khả năng tạo ra nhiều men oxy hoá khử trên màng tế bào. Khi chất này được sinh ra quá nhiều trên màng tế bào máu, nhất là tế bào hồng cầu sẽ gây hư hại, thậm chí thủng màng tế bào. Điều này gián tiếp làm tan máu.
Ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ: Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.
Cồn cào ruột gan: Ăn mướp đắng khi đói sẽ gây kích ứng đường tiêu hoá, tạo ra cảm giác bỏng rát, cồn cào, đau bụng, thậm chí tiêu chảy.
Hạ đường huyết đột ngột: Mướp đắng chứa p-insulin, mang lại hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin. Nhưng cũng chính vì điều này mà khi dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, có thể bị choáng và ngất.
Trên trang thông tin của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec cũng nêu rõ tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn mướp đắng. Theo đó, ăn hoặc uống mướp đắng an toàn với hầu hết mọi người trong tối đa 3 tháng liên tục. Tuy nhiên, nếu sử dụng ở một lượng nhiều thái quá nó có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, khó chịu ở dạ dày, đau bụng và đầy hơi, và ăn mướp đắng nhiều gây khó tiêu.
Ăn mướp đăng khi đói làm cồn cào ruột gan
Từ lâu, trong Đông y, mướp đắng (khổ qua) vẫn được coi là vị thuốc tốt cho hệ tiêu hoá. Song những nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng, khi đói, nếu sử dụng mướp đắng/khổ qua liều cao sẽ gây ra hiệu ứng ngược, gây kích ứng đường tiêu hoá, tạo ra cảm giác bỏng rát, cồn cào, đau bụng, thậm chí tiêu chảy.
Ăn nhiều khổ qua gây hạ đường huyết đột ngột
Đã có rất nhiều công trình khoa học chứng minh, mướp đắng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Lý do là vì trong loại quả này chứa p-insulin (hay charantin), chất này có cấu trúc và đặc điểm gần giống và mang lại hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin.
Nhưng cũng chính vì điều này mà khi dùng vô tội vạ, mướp đắng có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; gây chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, có thể bị choáng và ngất. Vì vậy không nên sử dụng mướp đắng quá nhiều lúc đói, sau khi làm việc mệt nhọc hoặc sau một hoạt động gắng sức.
Gây tan máu
Trong hạt mướp đắng chứa một hoạt chất đáng ngại là vicine (vi-xin), có khả năng tạo ra nhiều men ôxy hoá khử trên màng tế bào. Khi chất này được sinh ra quá nhiều trên màng tế bào máu, nhất là tế bào hồng cầu sẽ gây hư hại, thậm chí thủng màng tế bào. Điều này gián tiếp làm tan máu (còn gọi là huyết tán, nếu kéo dài tủy xương không sản xuất kịp hồng cầu mới để bù đắp, cơ thể sẽ bị thiếu máu) ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.
Trong các trường hợp điển hình, tất cả các trẻ em bị thiếu hụt men G6PD di truyền không được sử dụng mướp đắng vì có thể gây ra tình trạng tan máu cấp tính.
Có thể gây nhiễm độc
Người ta đã chiết xuất ra từ hạt mướp đắng hai chất “đắng” là alpha và beta momorcharin (có bản chất là các glycoprotein). Hai chất này được chứng minh có độc với tế bào gan. Điều này càng trở nên nhạy cảm hơn với trẻ em, lứa tuổi mà gan chưa đủ khả năng thanh thải.
Vì vậy, khi dùng mướp đắng phải nạo bỏ hết hạt bên trong. Những người đang bị đợt cấp của viêm gan virus, viêm gan do rượu, viêm gan nhiễm mỡ không nên sử dụng mướp đắng liều cao.
Gây sảy thai và giảm khả năng sinh sản
Mặc dù chưa rõ cơ chế nhưng người ta thấy mướp đắng có khả năng kích thích cơ trơn co mạnh; làm tăng co bóp của cơ tử cung gây sảy thai. Nó cũng là một tác nhân làm chậm hoá quá trình cầm máu sau đẻ. Vì vậy, phụ nữ có thai, bà mẹ sau sinh và đang cho con bú tuyệt đối không nên “hạ nhiệt” bằng mướp đắng.
Ngoài ra, thí nghiệm trên chuột cho thấy, dùng mướp đắng liên tục liều cao thì có thể làm tổn thương tinh hoàn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tinh hoàn ít protein dưỡng chất hơn, ít tinh trùng hơn, giảm acid nhân ARN hơn. Do vậy mà với những người đang điều trị vô sinh không nên dùng mướp đắng.
Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi ăn mướp đắng được đăng trên website Bệnh viện Medlatec:
- Tiêu thụ với một lượng vừa phải, không nên lạm dụng.
- Không kết hợp sử dụng khổ qua với tôm, hoặc ăn cùng lúc với sườn heo chiên hay măng cụt.
- Tránh uống trà xanh sau khi ăn khổ qua vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Thay vào đó, nên đợi một vài tiếng sau khi ăn xong rồi mới uống. Không nên ăn khổ qua khi bụng đói.