1. Bệnh tiểu đường có ăn được bí đỏ không?
Người bị bệnh tiểu đường CÓ thể ăn được >bí đỏ, tuy nhiên cần chú ý về liều lượng bổ sung vào cơ thể, không nên ăn quá nhiều bởi bí đỏ được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết (GI) cao ở 75, trong khi đó tải lượng đường huyết (GL) thấp ở 3. Điều này có nghĩa là nếu ăn một lượng bí đỏ vừa phải thì ít ảnh hưởng đến đường huyết, đồng thời mang lại nhiều chất >dinh dưỡng có lợi cho >sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người bệnh tiểu đường ăn một lượng lớn bí đỏ có thể làm tăng đường huyết đáng kể, vì vậy cần kiểm soát khẩu phần ăn để tránh biến chứng tiểu đường.
Đặc biệt trong một chén bí đỏ 250 gram chứa khoảng 137 calo, 2,65 gram protein, 19 gram carbohydrate, 7 gram chất béo và 7 gram chất xơ. Bí đỏ cũng giàu vitamin C, vitamin E, kali, canxi, magiê và beta-carotene, tiền chất vitamin A vốn tạo ra màu đặc trưng cho bí đỏ.
Các dưỡng chất dồi dào trong bí đỏ có thể hỗ trợ sức khỏe da, mắt và tim. Không những vậy, hạt bí đỏ cũng rất giàu dinh dưỡng. Một khẩu phần 30 gram hạt bí đỏ chứa 86 calo, 4 gram protein, 7 gram chất béo, 1 gram chất xơ và 2 gram carbohydrate.
Như vậy, bí đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng, có hàm lượng calo thấp, không chứa nhiều chất béo, do đó người bệnh tiểu đường có thể sử dụng trong mức cho phép.
2. Tác động của bí đỏ đến sức khỏe người tiểu đường
Sau đáp án cho việc bệnh tiểu đường có ăn được bí đỏ không thì người bệnh nên hiểu về tác động của bí đỏ đối với người bị bệnh tiểu đường tiếp theo. Và có nhiều nghiên cứu về tác dụng của bí đỏ đối với sức khỏe của bệnh tiểu đường trên động vật như sau:
- Thúc đẩy sản sinh insulin tự nhiên trên chuột mắc tiểu đường.
- Hai hợp chất Trigonelline và Axit nicotinic trong bí đỏ: giúp hạ đường huyết và phòng chống bệnh tiểu đường.
- Carbohydrate trong bí đỏ kết hợp với hợp chất Puerarin được phân lập từ Sắn dây (Pueraria thomsonii) giúp tăng khả năng kiểm soát đường huyết và tăng độ nhạy insulin.
- Làm chậm tiêu hoá, no lâu, hạn chế ăn: Bí đỏ giúp kiểm soát cân nặng bởi rất giàu chất dinh dưỡng nhưng chứa ít calo (120g bí đỏ chứa 50g calo). Việc kiểm soát cân nặng rất quan trọng ở người tiểu đường bởi thừa cân là yếu tố nguy cơ làm nặng thêm bệnh, đồng thời dễ bị biến chứng đái tháo đường, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ… Đồng thời bí đỏ chứa chất xơ giúp người bệnh tiểu đường kiềm chế cảm giác thèm ăn.
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Bí đỏ tăng cường sản sinh Insulin – hormon hạ đường huyết trong cơ thể, đồng thời chứa các hợp chất Trigonelline và Axit nicotinic giúp hạ đường huyết.
Ngoài những tác dụng cụ thể với người bệnh tiểu đường, bí đỏ còn đem lại nhiều lợi ích sau cho sức khỏe như:
- Tăng cường miễn dịch: Bí đỏ chứa beta – carotene cùng vitamin C, vitamin E, sắt và folate giúp hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Các chất chống oxy hóa: như alpha-carotene, beta-carotene và beta-cryptoxanthin, giúp ngăn chặn gốc tự do và bảo vệ các tế bào trong cơ thể.
- Bảo vệ thị lực: bí đỏ chứa hàm lượng lớn beta-carotene giúp cung cấp vitamin A, thiếu vitamin A dễ gây mù lòa. Cùng với hai hợp chất Lutein và Zeaxanthin giúp ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: hàm lượng carotenoid cao giúp vô hiệu hóa các gốc tự do, bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh ung thư, alpha – carotene và beta – carotene giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
- Có lợi cho sức khỏe tim mạch: hàm lượng lớn khoáng chất kali, vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ đột quỵ và tăng huyết áp bảo vệ tim mạch.
3. Người tiểu đường nên ăn bí đỏ thế nào cho đúng?
Bí đỏ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại chứa hàm lượng carbohydrate tương đối cao. Vậy người tiểu đường nên ăn bí đỏ như thế nào cho đúng nhất?
- Không nên ăn bí đỏ thường xuyên: Bởi bí đỏ chứa nhiều vitamin A không tan trong nước mà tan trong dầu, khi tích trữ ở gan và da sẽ gây vàng da. Đồng thời với kết cấu bở, đặc nên bí đỏ gây khó tiêu hóa, đầy bụng và hàm lượng tinh bột cao dễ gây tăng đường huyết. Do đó, người bệnh nên ăn khoảng 2 – 3 lần/ tuần là đủ.
- Nên ăn dạng nguyên chất: Cách chế biến khác có thể làm tăng hàm lượng carbohydrate trong bí ngô và dễ gây tăng đường huyết. Không nên dùng đồ uống, bánh nướng, bánh ngọt làm từ bí đỏ, có chỉ số đường huyết (GI) cao do chứa đường bổ sung và ngũ cốc tinh chế, dẫn đến khó kiểm soát đường huyết và mang lại ít chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Không nên kết hợp bí đỏ với đường: Bởi bản thân bí đỏ đã có vị ngọt, do đó, người bệnh không nên thêm đường vào sẽ khiến đường huyết tăng cao hơn.
- Không dùng chung với ớt: Vitamin C trong ớt sẽ phá hủy enzym phân giải có trong bí đỏ.
Qua bài viết trên, hẳn bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “bệnh tiểu đường có ăn được bí đỏ không”. Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn được bí đỏ. Tuy nhiên đây là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nên cần ăn với lượng nhỏ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng và tránh tăng đường huyết quá mức. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bệnh nhân tiểu đường những thông tin bổ ích nhất về hàm lượng chất dinh dưỡng, tác dụng và lưu ý cách ăn bí đỏ đúng cách giúp phát huy tối đa tác dụng của nó.