Mướp đắng cực kì tốt cho sức khỏe nhưng 4 người này cần tránh để không 'rước họa vào thân'.

Ngụy Khinh Ngữ (t/h) 00:03 16/06/2023

Mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin, chất này đã được chứng minh là có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, các chất >dinh dưỡng trong quả >mướp đắng cũng rất tốt trong việc hỗ trợ ngăn ngừa và hỗ trợ trị một số bệnh mạn tính. Trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát máu, nhuận tràng, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết, lợi niệu, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi.

Ảnh minh họa: Internet

Công dụng của mướp đắng

Bổ gan

Thường xuyên ăn các thực phẩm bổ gan sẽ mang lại nhiều lợi ích cho >sức khỏe. Mướp đắng giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật, và làm giảm ứ dịch; do đó nó rất hữu ích cho những người bị xơ gan, viêm gan, táo bón. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ việc giảm cân cũng như làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Uống ít nhất một ly nước mướp đắng mỗi ngày sẽ giúp bạn tận hưởng những lợi ích này.

Ảnh minh họa: Internet

Tăng cường miễn dịch

Một hệ miễn dịch khỏe mạnh rất quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn và bệnh tật. Mướp đắng là một phương pháp tự nhiên giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh, giảm nguy cơ dị ứng thức ăn, nhiễm nấm và cũng rất hiệu quả trong chứng trào ngược dạ dày – thực quản và chứng khó tiêu

Tiêu hóa tinh bột

Đây là một lợi ích rất quan trong đối với những người bị tiểu đường. Trong cơ thể, tinh bột sẽ được chuyển thành đường và mướp đắng giúp chuyển hóa đường. Tăng tốc độ chuyển hóa tinh bột sẽ khiến cơ thể giảm dự trữ chất béo, giúp duy trì cân nặng lành mạnh hoặc giảm cân. Chuyển hóa tinh bột phù hợp cũng hỗ trợ việc phát triển cơ bắp và tăng trưởng của cơ thể.

Tốt cho người mắc ung thư tuyến tụy

Với khả năng ngăn chặn, làm gián đoạn sản xuất đường, mướp đắng có thể kìm hãm, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Không chỉ tốt trong việc điều trị ung thư tuyến tụy, nó còn có tác dụng với những loại ung thư khác như: ung thư vú, ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt.

Một ly nước mướp đắng sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố và kích thích đẩy độc tố ra ngoài. Do đó làm giảm tác dụng của rượu, giúp bạn đỡ cảm giác đau đầu và chếnh choáng.

Ảnh minh họa: Internet

Những ai không nên ăn mướp đắng?

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai, dẫn đế sinh non. Đồng thời mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Vì thế, phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng nhất là khi mang thai ở giai đoạn đầu.

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì trong loại quả này có một số thành phần mang độc tính nhẹ có thể được truyền qua sữa mẹ. Độc tính này không gây ảnh hưởng ở người lớn, nhưng lại có vấn đề với trẻ em vì vậy rất cần thận trọng khi sử dụng.

Một ly nước mướp đắng sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố và kích thích đẩy độc tố ra ngoài. Do đó làm giảm tác dụng của rượu, giúp bạn đỡ cảm giác đau đầu và chếnh choáng.

Ảnh minh họa: Internet

Người hệ tiêu hóa kém

Ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe song nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày. Nếu lạm dụng, ăn quá nhiều mướp đắng có thể ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa, gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến dạ dày. Lương y khuyên những người đang mắc bệnh tiêu hóa không nên ăn nhiều mướp đắng, nếu có thể kiêng thì càng tốt.

Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Người vừa phẫu thuật

Việc ăn mướp đắng ngay khi mới phẫu thuật sẽ gây cản trở quá trình kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Tốt nhất người bệnh nên ngừng ăn mướp đắng trong ít nhất 2 tuần trước và sau phẫu thuật.

Người huyết áp thấp

Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm: Charantin, Polypeptid-P và Vicine. Cơ chế tác dụng bao gồm gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Nghiên cứu hạ đường ở thú vật được thực hiện ở chuột và thỏ cải thiện dung nạp glucose, giữ được tính hạ đường sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày đồng thời giảm luôn cholesterol.

Ảnh minh họa: Internet

Một báo cáo cho thấy mướp đắng làm chậm tiến trình bệnh võng mạc (biến chứng bệnh tiểu đường) ở chuột bị tiểu đường khi uống cao quả mướp đắng. Nhưng ít nhất cũng có một nghiên cứu trên động vật không thấy tác dụng hạ đường ở chuột bị bệnh tiểu đường khi cho uống dạng bào chế đông khô mướp đắng trong 6 tuần.

Ngụy Khinh Ngữ (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe