Quả mơ còn là một nguồn dồi dào chất chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến sự lão hóa như ung thư, bệnh tim và đột quỵ.
Quả mơ là một trong những loại trái cây giàu >dinh dưỡng và có nhiều công dụng cho >sức khỏe con người. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, >quả mơ chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, K, A, E, sắt, kali và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật, và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Ngoài ra, quả mơ còn là một nguồn dồi dào chất chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến sự lão hóa như ung thư, bệnh tim và đột quỵ. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng quả mơ có thể giúp kiểm soát đường huyết và huyết áp, hỗ trợ quá trình giảm cân và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Đông y gọi quả mơ là mai tử vị chua, tính bình, quy vào kinh can, tỳ, phế, đại tràng. Mai xanh gọi là thanh mai khi ngâm rượu gọi là thanh mai tửu. Mơ muối gọi là bạch mai (vì có lớp muối ngoài màu trắng).
Hạt mơ có vị đắng, tính ôn, tác dụng chỉ khái, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện. Dầu hạt mơ dùng ngoài bôi tóc, trị nẻ hoặc làm thuốc bổ, thông tiện.
1. Chữa đau dạ dày: Nước cất hạt mơ có tác dụng chữa ho, khó thở, nôn mửa, đặc biệt chữa trị đau dạ dày. Loại thuốc này có chứa lượng độc tính nhất định nên mỗi lần chỉ được dùng 0,5 đến 2ml, mỗi ngày không uống quá 6ml.
2. Chữa răng đau nhức: Quả mơ chín giã nát đắp vào răng.
3. Đau khớp dạng phong thấp: Vừa uống rượu thanh mai vừa dùng rượu này xoa bóp, ngày vài lần.
4. Ra mồ hôi trộm: Ma hoàng căn, hoàng kỳ, đương quy, ô mai mỗi loại 10 gam, sắc uống.
5. Đi lỏng dài ngày do tì hư: Đẳng sâm, bạch truật, kha tử, ô mai mỗi loại 10 gam, sắc uống.
6. Miệng khô khát do phiền nhiệt: Thiên hoa phấn, ngọc trúc, thạch bộc, ô mai mỗi loại 6 gam, sắc uống.
7. Đái tháo đường, không tự chủ được tiểu tiện: Thục địa, hoài sơn, đan phiến, ô mai, ngũ vị tử mỗi loại 10 gam, nhục quế 2 gam, sắc uống.
8. Tẩy giun đũa: Ô mai 10 gam, xuyên tiêu 6 gam, gừng 3 lát, sắc uống.
9. Sỏi mật, viêm đau túi mật: Kim tiền thảo, hải kim sa, diên hồ tố, kê nội kim, ô mai, cam thảo chế mỗi loại 15 gam, sắc uống.
10. Mụn cóc (hạt cơm) trên da: Ô mai 30 gam, ngâm nước muối 24 giờ, bỏ hạt, tra ít giấm, nghiền thành dạng cao, đắp trên mục cóc
Ngoài ra, quả mơ xanh (thanh mai) còn dùng ngâm rượu để chữa phong thấp, nôn mửa, đau bụng, cảm nắng, ra mồ hôi tay chân. Rượu mơ cũng giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa, chống đầy bụng, ợ hơi. Bác sĩ đưa ra lời khuyên cho bạn một ngày nên dùng 30-60ml rượu mơ pha với nước uống sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Lưu ý: Quả mơ có vị chua, tính ấm, nếu ăn tươi nhiều sẽ hại răng, sinh đờm, tăng nhiệt. Do đó, người bị bệnh cảm, dạ dày nhiều acid, trẻ em bị lên đậu cấp tính cần kiêng ăn mơ tươi.