Dù chỉ là loại quả nhỏ bé nhưng me rừng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là ngăn ngừa ung thư, kiểm soát đường huyết.

Bích Ngân (t/h) 15:12 08/05/2023

Me rừng là thứ quả mọc dại phổ biến tại vùng rừng núi Tây Bắc nước ta. Me rừng còn có tên gọi khác là> chùm ruột núi, tên khoa học Phyllanthus emblica L, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Loại quả này có dạng hình cầu màu xanh vàng nhạt, vị chua và đắng nhẹ, thường được dùng để chế biến món ăn vặt vô cùng hấp dẫn.

Không chỉ là món ăn thơm ngon, >me rừng còn được ví như “kim cương xanh” của núi rừng với nguồn >dinh dưỡng dồi dào, có lợi cho >sức khỏe.

Theo Tây y, me rừng là một loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất như chất xơ, vitamin C, crom, tanin… và nhiều loại acid đa dạng như acid Gallic, acid phyllemblic, emblicol…. 

Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong 100g me rừng là 921mg, cao gấp gần 20 lần cam (chỉ 53mg vitamin C cho 100g). Bên cạnh đó, loại quả này còn được phát hiện là thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong làng hoa quả. Đây là 2 chất có khả năng chống ung thư mạnh mẽ nên me rừng còn được một nghiên cứu trên Tạp chí Phòng chống Ung thư Châu Âu đã gọi là "loại quả mọng thần kỳ để điều trị và ngăn ngừa ung thư". 

        

 

Theo trang Pharmeasy.in, nhiều nghiên cứu đã xác định rằng việc tiêu thụ chiết xuất me rừng có khả năng ngăn chặn quá trình sản sinh ung thư theo cơ chế làm giảm kích hoạt tế bào tiền viêm. Các loại ung thư bắt nguồn từ quá trình viêm mãn tính thúc đẩy sự thay đổi ở cấp độ tế bào. Các chất dinh dưỡng và các enzym khác nhau trong chiết xuất me rừng giúp giảm phản ứng viêm tế bào, do tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ của nó.

Theo Đông y quả me rừng có vị chua, ngọt, đắng, tính mát, thường được dùng chữa cảm mạo phát sốt, ho, đau cổ họng, miệng khô khát. Dưới đây là một số công dụng phổ biến của loại quả này đối với sức khỏe, mọi người có thể tham khảo để áp dụng:

1. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Chất xơ dồi dào trong me rừng giúp làm chậm tốc độ hấp thụ đường của cơ thể. Điều này có thể giúp kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. 

2. Giúp tiêu hóa tốt hơn

Chất xơ trong quả me rừng giúp cơ thể điều chỉnh nhu động ruột và có thể giúp giảm các triệu chứng do các tình trạng như hội chứng ruột kích thích. Từ đó có tác dụng bảo vệ dạ dày, giữ cho hệ tiêu hoá hoạt động bình thường và đồng thời ngăn ngừa các vấn đề như viêm loét dạ dày. Ngoài ra me rừng còn làm giảm các triệu chứng ợ nóng, chướng bụng, đầy hơi,…

3. Tốt cho mắt

Me rừng rất giàu vitamin A, là chìa khóa để cải thiện sức khỏe của mắt. Vitamin A không chỉ cải thiện thị lực mà còn có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Hàm lượng vitamin C  trong loại quả này cũng giúp hỗ trợ sức khỏe của mắt bằng cách chống lại vi khuẩn, bảo vệ mắt bạn khỏi viêm kết mạc và các bệnh nhiễm trùng khác. 

4. Tăng cường miễn dịch 

Một khẩu phần 100g quả amla (khoảng nửa cốc) cung cấp 300mg vitamin C — nhiều hơn gấp đôi giá trị khuyến nghị hàng ngày cho người lớn. Bạn cũng sẽ tìm thấy một lượng đáng kể các polyphenol, alkaloid và flavonoid. Amla có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.

5. Tăng cường sức khỏe não bộ

Các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa trong quả me rừng có thể mang lại lợi ích cho trí nhớ bằng cách chống lại các gốc tự do có thể tấn công và làm hỏng các tế bào não. Ngoài ra, nồng độ Vitamin C cao giúp cơ thể sản xuất norepinephrine - một chất dẫn truyền thần kinh được cho là cải thiện chức năng não ở những người mắc chứng mất trí nhớ. 

6. Tốt cho da và tóc

Hàm lượng vitamin C cao giúp me rừng trở thành một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Ngoài ra, loại quả này cũng chứa hàm lượng cao Emblicanin A và B, bioflavonoids, tannin, và sự kết hợp của phenol, bao gồm axit gallic và axit ellagic. 

 Tất cả các thành phần chống oxy hóa này cùng nhau góp phần làm giảm quá trình oxy hóa tế bào và sự gia tăng của các gốc tự do, góp phần gây lão hóa cho cả da và tóc. Do đó, loại quả này còn được xem  là một chất tái tạo tuyệt vời của da giúp chống lại các dấu hiệu lão hóa và là một chất tái tạo tóc mạnh mẽ, giúp tóc chắc khỏe và thúc đẩy sự phát triển của tóc.

Theo Ánh Lê/Tổ quốc