Loại quả 'cong queo, lép kẹp' ở Việt Nam được Trung Quốc bán với giá cao gấp 10 lần.
Bồ kết là một loại cây, cũng như một loại thảo dược vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Có thể tìm thấy cây bồ kết tại các tỉnh miền Bắc nước ta như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An. Riêng đảo Cát Bà (Hải Phòng) ước tính có tới 40.000 cây, hàng năm cho tới 40 tấn bồ kết.
Cây bồ kết (hay còn gọi là chùm kết, tên khoa học: Fructus Gleditschiae) khi thoạt nhìn có thể tạo cảm giác hơi đáng sợ vì trên thân cây có nhiều gai mọc tua tủa. Tuy nhiên, đây là một loại cây dễ trồng, có thể tồn tại qua hàng thế kỷ. Quả, hạt và gai bồ kết có thể được sử dụng để làm dược liệu.
Thành phần của >quả bồ kết
- Quả bồ kết (tạo giác - Fructus Gleditschiae), là quả bồ kết chín khô. Khi dùng phải bỏ hạt, dùng sống hoặc tẩm nước cho mềm, sấy khô. Có khi đốt thành than, tán bột.
- Hạt bồ kết (tạo giác tử - Semen Gleditschiae), là hạt lấy ở quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô.
- Gai bồ kết (tạo thích, tạo giác thích - Spina Gleditschiae), là gai hái ở thân cây bồ kết, đem về phơi hay sấy khô hoặc thái mỏng rồi phơi hay sấy khô. Chứa các hoạt chất kháng khuẩn và nấm. Nước sắc gai bồ kết có tác dụng ức chế tụ cầu vàng.
Theo Đông y, bồ kết vị cay mặn, tính hơi ôn, có độc, vào 2 kinh Phế, Đại tràng. Có tác dụng thông khiếu, tiêu đờm, sát trùng; làm cho hắt hơi. Dùng chữa trúng phong, cấm khẩu, tiêu thực, đờm suyễn, sáng mắt, ích tinh.
- Hạt bồ kết: trong các sách cổ nói hạt bồ kết vị cay, tính ôn, không độc. Có tác dụng thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt. Dùng liều 5 - 10g dưới dạng thuốc sắc.
- Gai bồ kết: có vị cay, tính ôn không độc. Chữa ác sang, tiêu ung độc, làm thông sữa. Liều dùng 5 - 10g dưới dạng thuốc sắc.
Những tác dụng bất ngờ của bồ kết
Điều trị bệnh lý về da đầu
Một số thành phần trong bồ kết có tác dụng giúp loại bỏ vảy gàu, nước sắc từ quả và gai bồ kết giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn. Do đó, sử dụng bồ kết gội đầu có thể giúp điều trị một số bệnh lý da liễu như nấm da đầu, viêm da tiết bã nhờn.
Các sản phẩm dầu gội Việt Nam chiết xuất từ bồ kết rất được ưa chuộng tại thị trường nước ngoài do người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các dòng sản phẩm >làm đẹp có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Ngoài ra, saponaretin, flavonoizit – hai thành phần chính trong quả bồ kết có tác dụng cân bằng hoạt động của tuyến bã nhờn trên da đầu, giúp giảm số lượng tóc gãy rụng và phục hồi nang tóc. Trong khi đó, canxi, protein và các khoáng chất trong quả bồ kết giúp nuôi dưỡng chân tóc, duy trì mái tóc bóng mượt.
Trị bí đại tiện: Lấy 3 - 6g hạt bồ kết sắc đặc rồi uống.
Trị bí đại tiện: lấy 200 hạt bồ kết không mọt, không sâu, tẩm sữa rang vàng, tán nhỏ mịn, hòa với mật, làm thành viên to bằng hạt đậu to, mỗi lần uống 30 viên sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Trị bí đại tiện, tắc ruột hoặc bụng trướng sau mổ không trung tiện được, hoặc phù ứ nước: dùng bồ kết đốt tồn tính tán bột, trộn với dầu đậu phộng hoặc dầu mè tẩm vào bông để vào trong hậu môn, làm vài lần sẽ trung tiện được và thông đại tiện.
Trị mụn nhọt sưng tấy, đau nhức: dùng 4 - 8g gai bồ kết sắc uống mỗi ngày.
Trị quai bị: lấy một lượng vừa đủ quả bồ kết, đốt thành than, tán bột mịn, trộn với dấm thanh. Lấy bông thấm thuốc này đắp lên chỗ quai bị, khoảng 20 - 30 phút lại thay thuốc 1 lần.
Trị trứng cá, tàn nhang: lấy 1 chén nhỏ hạt bồ kết, 40g hạnh nhân, hai thứ đem tán mịn. Buổi tối gần đi ngủ thì lấy 1 thìa hỗn hợp trên pha ít nước cho sền sệt rồi bôi lên chỗ có trứng cá, tàn nhang. Sáng dậy rửa sạch.
Trị ghẻ lở lâu năm: lấy khoảng 10 quả bồ kết nhét vào dạ dày heo (đã rửa sạch), buộc kín và nấu chín. Sau đó bỏ bồ kết và ăn hết dạ dày heo. Sau khi uống thuốc này, bệnh nhân sẽ bị đi ngoài lỏng nhưng không có gì đáng ngại.