Với đặc trưng giòn, mọng nước đem lại cảm giác thanh mát, dưa chuột là loại quả rất được yêu thích, đặc biệt là vào mùa hè. Ăn không, chấm muối, trộn nộm, ngâm chua... dù là ăn theo cách nào, dưa chuột đều đem đến hương vị rất riêng cùng nhiều lợi ích sức khỏe.
Theo trang Healthline, mặc dù thường được cho là một loại rau nhưng >dưa chuột (dưa leo) thực sự là một loại trái cây bổ dưỡng với hàm lượng nước cao, chiếm khoảng 96-98%, thậm chí cao hơn cả dưa hấu. Do đó, dù được chế biến theo nhiều cách khác nhau như ăn không, chấm muối, trộn nộm, ngâm chua... thậm chí là xào thì hương vị đặc trưng của dưa chuột vẫn là mọng nước, thanh mát, đôi khi có thêm chút vị ngọt thanh hoặc đắng nhẹ.
Không chỉ ngon miệng, có thể bạn chưa biết đến những lợi ích tuyệt vời mà loại quả quen thuộc này mang lại.
1. Bổ sung nước và lợi tiểu
Nước rất quan trọng đối với chức năng của cơ thể con người, đóng nhiều vai trò quan trọng như tham gia vào các quá trình điều chỉnh nhiệt độ và vận chuyển các chất thải, chất >dinh dưỡng. Trên thực tế, việc bổ sung nước thích hợp có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ hoạt động thể chất đến quá trình trao đổi chất. Mặc dù bạn đáp ứng phần lớn nhu cầu chất lỏng của mình bằng cách uống nước hoặc các chất lỏng khác, nhưng chúng ta cũng nhận được tới 40% tổng lượng nước từ thực phẩm. Đặc biệt, trái cây và rau quả là nguồn cung cấp nước tốt trong chế độ ăn uống của bạn.
Dưa chuột chứa tới 96% là nước, do đó, ăn nó là một cách tuyệt vời để bổ sung nước cho cơ thể. Đặc biệt là trong thời tiết nóng bức, ăn một ít dưa chuột có thể giúp thanh nhiệt, giải nhiệt rất tốt. Hơn nữa, hàm lượng purine của nó tương đối thấp, người có axit uric cao cũng có thể ăn thường xuyên.
2. Nhuận tràng, giảm cân
Dưa chuột rất nhiều nước, ít calo, giàu chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết chất thải, trao đổi chất trong cơ thể nên rất thích hợp cho người bị táo bón, người giảm cân.
3. Làm giảm đường huyết
Hàm lượng kali trong dưa chuột cao gấp 20 lần hàm lượng natri, ngoài ra còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như magie và chất xơ, ăn thường xuyên có thể giúp ổn định huyết áp và điều chỉnh nồng độ lipid trong máu.
4. Bảo vệ >sức khỏe khớp
Dưa chuột chứa một lượng silic nhất định, bổ sung hợp lý chất này có thể giúp duy trì sức khỏe của các mô liên kết khớp.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống nước ép dưa chuột và cà rốt có thể giảm đau do viêm khớp và bệnh gút ở một mức độ nhất định; nghiền lá dưa chuột và đắp lên vùng bị đau cũng có thể có tác dụng giảm đau nhất định.
Dưa chuột đắng có ăn được không?
Mặc dù dưa chuột mát và ngon nhưng đôi khi ăn bạn sẽ cảm thấy có vị đắng trong miệng. Trên thực tế, dưa chuột sẽ có vị đắng vì nó chứa một chất đặc biệt - cucurbitacin C. Đây là một loại nguyên tố có vị đắng, có thể thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống cảm cúm… thậm chí còn giúp phòng ngừa ung thư. Nói chung, càng gần đuôi dưa chuột, hàm lượng cucurbitacin C càng cao.
Ngoài ra, hàm lượng cucurbitacin C trong dưa chuột cũng sẽ tăng lên trong điều kiện trồng trọt không tốt như: thiếu nước, thiếu ánh sáng, nhiệt độ không thích hợp (dưới 13°C hoặc trên 30°C), bón thúc đạm quá nhiều.
Nếu người khỏe mạnh ăn dưa chuột đắng nói chung không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, đối với những người có sức đề kháng kém, nếu ăn quá nhiều có thể gây ra các phản ứng phụ như nôn mửa, tiêu chảy thì nên ăn ít lại.
1. Nhìn vào hình dạng
Khi chọn dưa chuột, tốt nhất bạn nên chọn những quả thẳng, không nên chọn những quả cong. Kích thước không được quá lớn, chiều dài và độ dày tương đối đồng đều.
Nếu là dưa chuột có gai thì nên chọn những quả có gai nhỏ và rậm, không nên chọn những quả dễ gãy.
2. Nhìn vào màu sắc
Nói chung, dưa chuột càng sẫm màu thì hương vị của nó càng đậm, dưa chuột càng nhạt màu thì càng nhạt.
Nguồn và ảnh: Kknews, WebMD, Healthline