Loại đậu này dù khá phổ biến nhưng ít người biết được những giá trị dinh dưỡng của nó.
Đậu nành luộc là một loại đậu quen thuộc nhưng lại chứa lượng> >dinh dưỡng không ngờ, còn được mệnh danh là "thịt trong giới thực vật"
Đậu nành non (hay edamame) là loại đậu được thu hoạch khi đậu nành gần đến độ trưởng thành hoàn toàn, khoảng 80% giai đoạn. Lúc này, trong đậu rất giàu chất xơ, canxi, phốt pho, magiê, protein, vitamin B, C và axit amin khác. Nó có thể giúp đốt cháy chất béo và thậm chí có tác dụng >làm đẹp da.
Đặc biệt, trong 100 gram đậu nành non có chứa đến 14,6g protein - đây là một lượng khá hiếm trong các loài thực vật và thậm chí còn cao hơn trứng cùng trọng lượng. Cùng với đó, đậu nành non cũng chứa đến 6,4g chất xơ và chỉ có 116 calo trong 100 gram.
Mỗi 100 gam đậu nành non chứa 63 mg canxi, bằng khoảng 60% lượng canxi trong cùng trọng lượng của sữa và có thể bổ sung 6% nhu cầu hàng ngày. Isoflavone đậu nành, được gọi là phytoestrogen tự nhiên, cũng có thể ngăn ngừa loãng xương.
3. Cải thiện bệnh tim mạch
Đậu nành chứa 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể con người cần. Đây là một trong số ít thực phẩm không phải động vật có chứa protein hoàn chỉnh và ngăn ngừa bệnh tim mạch.
4. Trì hoãn lão hóa
Một nghiên cứu của Đại học Washington ở St. Louis, Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng nicotinamide mononucleotide có trong đậu nành non có thể trì hoãn các hiện tượng lão hóa như tăng cân, giảm độ nhạy insulin và suy giảm thể chất.
Dù đậu nành non rất tốt nhưng dễ gặp hiện tượng khó chịu, đầy hơi khi ăn. Để giảm bớt hiện tượng này, chỉ cần loại bỏ bọt trắng trên mặt khi luộc đậu nành bởi hàm lượng raffinose gây hiện tượng đầy bụng có trong đó sẽ dễ dàng hòa tan khi đun sôi với nước nóng.
Bên cạnh đó, việc rang đậu nành non trên chảo cùng chút muối cho đến khi bề mặt có màu nâu nhạt với lửa nhỏ, rưới thêm dầu olive cũng có tác dụng giúp tăng lượng vitamin K tan trong chất béo ở đậu. Không những vậy, tỷ lệ vitamin C cũng tăng gấp đôi so với cách luộc thông thường, tăng cường hiệu quả trao đổi chất, vị ngọt tăng đáng kể.