Có câu nói "Dạ dày không khỏe nan trường thọ" vì vậy nếu muốn gìn giữ sức khỏe thì việc bạn cần phải làm đầu tiên đó là giữ dạ dày luôn khỏe mạnh.
Trong cơ thể, dạ dày có vai trò vô cùng quan trọng. Thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ được tiêu hóa và hấp thụ rồi vận chuyển đến các cơ quan khác nhau giúp hoạt động. Nếu dạ dày có vấn đề, các cơ quan khác cũng sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí khiến >dinh dưỡng bị thiếu hụt. Vì vậy nếu muốn phòng tránh bệnh tật và sống thọ hơn, việc quan trọng nhất chúng ta cần làm là phải cải thiện >sức khỏe của chúng.
Với dạ dày, thức ăn không chỉ là nguồn sống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng. Những món ăn tốt nhất cho cơ quan này lần lượt như sau:
1. Quả dứa
Theo tài liệu của Bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc tỉnh Giang Tô, mỗi nội tạng trong cơ thể đều có những "khẩu vị riêng". Thực phẩm tốt cho ngũ tạng đã được phân theo màu sắc, thuận theo âm dương ngũ hành. Lá lách, dạ dày thích vị ngọt, có màu vàng.
Món ăn màu vàng mà dạ dày "thích" là dứa. Dứa có chứa một lượng lớn chất protease, có hiệu quả tốt trong việc phá vỡ các protein trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và thúc đẩy tiêu hóa nhanh hơn.
2. >Dạ dày thích các món ăn nhạt
Các loại thức ăn nhạt không những có thể ngăn ngừa tổn thương niêm mạc dạ dày mà còn giúp cho quá trình hấp thụ và tiêu hóa của dạ dày diễn ra nhanh hơn.
Hiện nay, nhiều người thích ăn nhiều đồ chiên, cay, nướng mà không biết rằng hầu hết những đồ ăn này đều chứa nhiều calo và chất béo, có thể tăng gánh nặng cho dạ dày, nặng hơn sẽ làm tổn thương thêm niêm mạc dạ dày.
3. Thích trái cây và rau
Chất xơ có trong các loại trái cây và rau quả khác nhau có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, từ đó giúp cho chất béo tích tụ trong ruột được bài tiết hiệu quả. Đặc biệt đối với những người có chức năng tiêu hóa kém, ăn đủ trái cây và rau quả mỗi ngày có thể ngăn chặn việc nhiều độc tố bị tích tụ lại trong ruột và gây hại.
4. Thức ăn ấm
Thói quen ăn nhiều đồ lạnh hoặc để vùng thượng vị bị lạnh đều gây hại cho dạ dày. Khi gặp lạnh, các mạch máu dạ dày sẽ co lại dễ gây đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa. Dạ dày thích đồ ăn ấm, chúng giúp làm ấm bụng, nhưng tốt nhất chỉ nên giữ nhiệt độ thức ăn từ 40 đến 60 độ.
5. Thức ăn mềm
Ăn nhiều thức ăn mềm rất tốt cho quá trình hấp thụ và tiêu hóa của dạ dày, tránh kích thích niêm mạc dạ dày, nhất là đối với những người dạ dày kém, chức năng dạ dày yếu, thường xuyên ăn thức ăn cứng và cứng sẽ làm dạ dày bị quá tải. Việc ăn một số thức ăn mềm như sữa, sữa đậu nành, cháo… cũng có tác dụng bồi bổ đường ruột và dạ dày.
Bệnh dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở Việt Nam. Chúng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống, khiến người bệnh chịu nhiều tổn thất về kinh tế, cơ thể và cả tinh thần. Trong khi ăn, dạ dày có 3 nỗi "sợ" mà không phải ai cũng biết.
- Dạ dày "sợ" bạn ăn muộn
Thói quen ăn trưa hay ăn bữa tối quá muộn sẽ khiến axit dạ dày không được trung hòa, gây loét dạ dày. Nếu ăn tối muộn sẽ dẫn đến việc vừa ăn xong, thức ăn chưa tiêu hóa mà bạn đã đi ngủ, điều này gây hại cho tiêu hóa.
- Dạ dày "sợ" bạn ăn quá no
Nếu ăn mỗi bữa quá no sẽ khiến cho dạ dày của bạn bị quá tải, gây đầy bụng và lâu dần sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Với người Nhật, bí quyết >sống khỏe của họ là chỉ ăn no khoảng 80%. Theo nguyên tắc này, bạn chỉ nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá nhiều. Trước khi ăn miếng cuối cùng, hãy nghĩ mình có thực sự cần phải ăn nó không, nếu như không thì hãy bỏ nó đi.
- Dạ dày "sợ" đồ ăn sống
Đồ ăn sống nếu không có nguồn gốc rõ ràng hoặc không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ nhiễm khuẩn hoặc sán. Khi đi vào trong dạ dày sẽ gây hại cho cơ quan này.
Theo Aboluowang, Sina