Dưa hấu và dưa lưới ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ khi một số lợi ích của 2 loại dưa này có thể kể đến như cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường miễn dịch,... và cả 2 cùng được nhiều người lựa chọn trong mùa hè.
Theo giới chuyên gia, mùa hè là thời điểm tốt nhất để bổ sung các loại trái cây tươi mát và bổ dưỡng vào chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài các loại quả mọng, nho, vải thiều và xoài, dưa hấu và dưa lưới là những> thực phẩm được nhiều người yêu thích vào mùa hè.
Hàm lượng nước cao khiến chúng trở thành loại trái cây giải nhiệt hoàn hảo. Tuy nhiên, trong khi thưởng thức 2 loại trái cây này, nhiều người phân vân dưa hấu hay dưa lưới có khả năng cấp nước tốt hơn?
Ảnh minh họa
Lợi ích của dưa hấu đối với >sức khỏe
Loại trái cây này có màu đỏ tươi bắt mắt và có kết cấu dạng nước ép. Dưa hấu được biết là có hàm lượng nước 92% và là nguyên liệu tuyệt vời cho món sinh tố, salad, kem, đồ uống như cocktail và mocktail.
Dưa hấu chứa nhiều vitamin A, B6 và C cũng như các chất chống oxy hóa như lycopene, mang lại màu đỏ rực rỡ. Lycopene đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư đồng thời cải thiện sức khỏe tim mạch. Cũng theo nghiên cứu y học năm 2012 được công bố trên Tạp chí Bệnh Tăng huyết áp Hoa Kỳ, L-citrulline và L-arginine - hai trong số các chất chống oxy hóa trong dưa hấu có thể cải thiện chức năng của động mạch.
Chuyên gia >dinh dưỡng Neelam Bhist (Ấn Độ) cho biết dưa hấu chứa ít calo và chứa citrulline, một loại axit amin có thể giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm đau nhức cơ bắp.
Bên cạnh đó, lợi ích của dưa hấu đối với hệ miễn dịch rất rõ ràng. Lượng vitamin C (axit ascorbic) dồi dào trong dưa hấu hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chống lại vi trùng và nhiễm trùng. Vitamin A và chất xơ trong dưa hấu cũng giúp tăng cường sức khỏe làn da và tiêu hóa.
Ảnh minh họa
Lợi ích sức khỏe của dưa lưới
So về hàm lượng dinh dưỡng, dưa lưới (còn gọi là dưa vàng) không có sự chênh lệch quá nhiều so với dưa hấu. Dưa lưới có khoảng 90% là nước và chứa chất điện giải như kali, magiê, natri và canxi. Sự kết hợp giữa nước và chất dinh dưỡng trong dưa lưới, được khuyến khích ăn sau khi tập luyện thể dục thể thao, hoặc trong thời gian bị bệnh. Lượng natri và kali cao trong dưa lưới cũng góp phần duy trì mức huyết áp ổn định và kiểm soát bệnh tim.
Dưa lưới chứa hàm lượng vitamin C cao, cung cấp vitamin, độ ẩm cho làn da, chống lại những tác nhân của ánh nắng mặt trời, môi trường và sự lão hóa, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch, đẩy lùi nguy cơ bệnh tật.
Dưa hấu và dưa lưới loại nào cấp nước tốt hơn?
Về khả năng hydrat hóa, cả dưa hấu và dưa lưới đều có hàm lượng nước cao, giúp giữ nước cho cơ thể. Tuy nhiên, dưa hấu được biết là có hàm lượng nước cao hơn một chút so với dưa lưới, khiến nó có hiệu quả dưỡng ẩm cao hơn một chút.
Theo giới chuyên gia, trong “cuộc chiến” này, không loại dưa nào nổi bật. Chúng ta có thể ăn bất kỳ loại dưa nào tùy theo khẩu vị hoặc sở thích.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, không ăn quá nhiều dưa vì có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa. Dưa là loại thực phẩm chứa nhiều nước, ăn nhiều dễ dẫn đến khó tiêu, đầy bụng. Ăn quá nhiều dưa hấu còn bị thừa vitamin nên có thể làm kích thích đường tiêu hóa, bị tiêu chảy.
Không nên trộn dưa hấu, dưa lưới với các loại trái cây khác. Nên ăn dưa cùng với dưa vì quá trình tiêu hóa của chúng diễn ra nhanh hơn các loại trái cây khác. Bên cạnh đó, dưa có hàm lượng nước cao nên chúng có thể không được tiêu hóa thích hợp khi kết hợp với các loại trái cây khác.
Ngoài ra, mặc dù lợi ích của dưa hấu và dưa lưới đối với sức khỏe rất lớn nhưng không phải ai cũng có thể ăn được dưa hấu, dưa lưới.
Dưa hấu có công dụng lợi tiểu nên những người bị viêm loét miệng ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài nhanh và nhiều gây thiếu nước ở khoang miệng, làm miệng càng khô, gây âm suy, nóng trong, quá trình mắc bệnh kéo dài khó mà điều trị tận gốc.
Dưa hấu chứa đường glucoza, đường mía, và đường fructoza do đó khi ăn dưa hấu xong lượng đường trong máu tăng cao. Những với bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ đang mang thai ăn nhiều dưa khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, dẫn tới gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.