Hãy nhìn những người đồng trang lứa xung quanh bạn, có người trông trẻ hơn so với tuổi thật, có người trông già hơn, thậm chí ốm yếu. Làm thế nào chúng ta có thể trì hoãn lão hóa và ngăn ngừa các bệnh mãn tính?
Gần đây, một nghiên cứu quan sát được thực hiện bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra một phương pháp đơn giản và hiệu quả - giữ cho cơ thể luôn đủ nước.
Uống đủ nước = chống lão hóa + kéo dài tuổi thọ + phòng bệnh mãn tính
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã dành 30 năm để thu thập dữ liệu về 11.255 người trưởng thành trong độ tuổi 45 đến 66 và phát hiện ra rằng những người có nồng độ "natri huyết thanh" thấp sẽ khỏe mạnh hơn những người có nồng độ cao.
Natri huyết thanh, nghĩa là nồng độ của các ion natri trong huyết thanh, có phạm vi bình thường là 135-145 mmol/l. Nồng độ natri huyết thanh cao hơn có nghĩa là uống ít nước hơn.
Uống nhiều nước là một biện pháp hiệu quả để giảm nồng độ natri huyết thanh. Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng một nửa dân số thế giới không uống đủ nước mỗi ngày. Tóm lại, nghiên cứu này chủ yếu rút ra các kết luận sau:
Uống quá nhiều nước, quá ít = tăng nguy cơ tử vong sớm
Tỷ lệ tử vong thấp nhất là ở nhóm dân số có nồng độ natri huyết thanh 137-142 mmol/l. Ngược lại, những người có nồng độ natri huyết thanh từ 144,5 đến 146 mmol/l có liên quan đến nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân tăng 21% và những người có nồng độ natri huyết thanh từ 135 đến 136,5 mmol/l tăng 71% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.
Uống không đủ nước có thể làm tăng 63% nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Những người có nồng độ natri huyết thanh từ 138–140 mmol/l có nguy cơ mắc bệnh mãn tính thấp nhất. Trong khi đó, những người có nồng độ natri huyết thanh trên 140 mmol/l có 63% nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Uống ít nước thực sự có thể tăng tốc độ lão hóa
So với những người tham gia có nồng độ natri huyết thanh là 137-142mmol/l, những người tham gia có nồng độ natri huyết thanh trên 142mmol/l lớn tuổi hơn, già hơn 10-15% so với tuổi thật và nguy cơ bị suy tim, đột quỵ và các bệnh khác cao hơn 64%.
Nghiên cứu này nhắc nhở chúng ta rằng uống đủ nước không chỉ có thể trì hoãn lão hóa mà còn giúp kéo dài tuổi thọ và giảm đáng kể nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính, bao gồm suy tim, mất trí nhớ, đột quỵ, tiểu đường, huyết áp cao...
Nguồn nước trong cơ thể con người chủ yếu bao gồm nước uống và nước trong thức ăn, mỗi loại chiếm khoảng 50%. Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia:
- Đối với phụ nữ trưởng thành hoạt động thể chất nhẹ, tổng lượng nước uống hàng ngày (bao gồm cả nước trong thức ăn) là 2700 ml, họ cần uống 1500 ml nước;
- Đối với nam giới có mức độ hoạt động thể chất nhẹ, tổng lượng nước uống hàng ngày thích hợp (bao gồm cả nước trong thức ăn) là 3000 ml, và nên uống 1700 ml nước mỗi ngày.
Điều cần nhắc lại là không phải càng uống nhiều nước càng tốt, tốt nhất không nên uống quá 3 lít nước/ngày. Uống quá nhiều nước sẽ làm tăng hàm lượng nước trong máu và giảm hàm lượng natri, khi nước và natri mất cân bằng nghiêm trọng có thể gây ra "hạ natri máu", sưng não, đau đầu thậm chí là động kinh và sốc.
Nhìn chung, trong trường hợp ra mồ hôi không nhiều, nam giới trưởng thành khỏe mạnh nên uống 1700ml nước mỗi ngày, nữ giới nên uống 1500ml nước mỗi ngày. Dù ra nhiều mồ hôi cũng không nên uống quá 3 lít nước/ngày.
Nước chiếm 60~70% trọng lượng cơ thể, những điểm sau đây là "tín hiệu thiếu nước" mà cơ thể đưa ra cho bạn:
Khát
Khi cảm thấy khát, cơ thể bạn đã thiếu 2% nước, bạn nên hình thành thói quen tích cực >uống nước trong cuộc sống.
Đi tiểu ít hơn
Người trưởng thành khỏe mạnh đi tiểu từ 4 đến 8 lần một ngày, với lượng nước tiểu mỗi lần khoảng 300 ml. Khi cơ thể đi tiểu ít thường xuyên hơn và với lượng ít hơn bình thường, điều đó cho thấy lượng nước uống vào quá thấp.
Nước tiểu đậm màu
Màu nước tiểu bình thường của một người trưởng thành khỏe mạnh có màu hơi vàng trong. Khi uống đủ nước, nước tiểu bình thường có màu vàng trong suốt hoặc vàng nhạt, khi có màu vàng đậm hoặc thậm chí là màu nước chè đặc chứng tỏ cơ thể thiếu nước trầm trọng và đang trong tình trạng mất nước.