Kỷ tử hay còn gọi là câu kỷ tử, là một dược liệu thường được sử dụng trong các thang thuốc bắc và các món ăn tẩm bổ cho cơ thể. Khám phá những tác dụng tuyệt vời của kỷ tử với sức khỏe con người trong bài viết sau.
Cây >kỷ tử thường được gọi là “kỷ tử”, trong y học kỷ tử có tên khoa học là Lycium barbarum L. với dạng quả mọng có màu sắc đỏ cam tươi khi thu hái. Quê hương của loài thảo dược này bắt nguồn từ Trung Quốc và được sử dụng phổ biến qua nhiều thế hệ ở các nước Châu Á.
Từ xưa đến nay, kỷ tử được các thầy thuốc “chọn mặt gửi vàng” để hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề >sức khỏe như sốt, tiểu đường, huyết áp cao và cải thiện các vấn đề về mắt do tuổi tác.
Cách sử dụng kỷ tử cũng vô cùng đa dạng, dễ dàng khi có thể ăn sống, nấu chín hay sấy khô và thảo dược còn có sự góp mặt trong các loại nước trái cây, trà thảo mộc, rượu thuốc.
Kỷ tử là dược liệu được dùng trong Đông y từ xa xưa, được nhận xét là có vị ngọt, tính bình, chủ yếu dùng cho các bài thuốc an thần, ích khí, trừ phong, cường thịnh âm đạo và nhuận phế,...
Kỷ tử có chứa hoạt chất là betaine (cũng được tìm thấy trong rau bina và củ cải đường), rất tốt cho da và tóc, cải thiện tình trạng nếp nhăn nên được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng.
Ngoài ra, kỷ tử chứa một hàm lượng lớn chất béo, có lợi, protein và axit linoleic,... Trong mỗi 100g kỷ tử, ta sẽ bắt gặp 150mg canxi, photpho 6,7mg, caroten 3,96mg cùng 18 loại axit amin, các chất khoáng khác như sắt, kẽm, phốt pho và vitamin B2. Đặc biệt, nếu so sánh với rau bina cùng đậu nành thì hàm lượng sắt của kỷ tử lớn hơn rất nhiều, điều này cũng tương tự khi so sánh hàm lượng beta-caroten của kỷ tử với cà rốt.
Hoạt chất lysozyme được tìm thấy trong kỷ tử là một loại enzyme tiêu hóa có khả năng phòng ngừa sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do thay đổi thời tiết tác động lên cơ thể.
Một công dụng hữu hiệu của kỷ tử đó là kích thích ham muốn, tăng cường nồng độ hormone testosterone, cải thiện chất lượng tinh trùng, chứng cương dương và xuất tinh sớm ở nam giới.
Ngoài ra, kỷ tử còn là một vị thuốc quý giúp làm chậm sự lão hóa của các tế bào thần kinh, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì tiêu thụ kỷ tử sẽ giúp kiểm soát việc giải phóng đường vào máu và ngăn ngừa sự tăng – giảm bất thường lượng đường trong máu hiệu quả.
Kỷ tử được biết đến là một trong những loại dược liệu tự nhiên giúp điều trị cho thoái hóa điểm vàng và có lợi cho tầm nhìn vì chứa hàm lượng chất chống oxy hóa zeaxanthin cao, đồng thời, giúp tăng cường sức khỏe mắt bằng cách bảo vệ võng mạc khỏi các tế bào hạch và hỗ trợ điều trị cho bệnh tăng nhãn áp.
Quả kỷ tử cung cấp nồng độ vitamin C và vitamin A cao. Đây là hai chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để xây dựng khả năng miễn dịch, từ đó ngăn ngừa các bệnh thông thường như cảm lạnh. Ngoài ra, quả kỷ tử còn có tác dụng chống lại sự phát triển của khối u, giảm nồng độ cytokine gây viêm và giải độc cơ thể khỏi các độc tố có hại.
Hàm lượng beta-carotene trong kỷ tử không chỉ giúp thúc đẩy làn da khỏe mạnh mà thậm chí còn ngăn ngừa tình trạng ung thư da. Theo nghiên cứu, uống nước ép kỷ tử sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Kỷ tử được cho là có tác dụng bảo vệ gan và được sử dụng cùng với các loại thảo mộc truyền thống như cam thảo, nấm linh chi, gynostemna và pentaphylla trong nhiều loại thuốc làm sạch gan. Đây là lý do tại sao loại quả này thường được sử dụng như một thành phần bổ sung trong súp và chế biến các món ngọt hoặc mặn để tẩm bổ cho những người bị bệnh.
Mặc dù kỷ tử rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại dược liệu này. Cụ thể:
Dùng kỷ tử sẽ giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch nhưng đồng thời nó cũng tăng sinh nhiệt, làm nóng cơ thể. Chính vì vậy trong trường hợp bạn đang gặp phải tình trạng cảm sốt, bị tiêu chảy, viêm nhiễm thì không nên dùng kỷ tử;
Kỷ tử không thích hợp để sử dụng cho những người hay cáu giận, tâm tính nóng nảy, huyết áp cao hoặc người ưa thích ăn thịt khiến sắc mặt đỏ hồng vì sẽ càng khiến cho hỏa khí trong người tăng cao;
Dùng kỷ tử quá nhiều còn gây ra tác dụng phụ là khiến mắt bị đỏ, giảm sút thị lực, khó chịu khi nhìn;
Kỷ tử phù hợp với người có sức đề kháng suy giảm, thể trạng hư nhược. Bên cạnh đó khi dùng kỷ tử phải hết sức kiên trì, ăn với lượng nhỏ mỗi ngày mới đạt được hiệu quả.