Yến sào hay tổ yến là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể gây phản tác dụng.
Yến sào được biết đến với rất nhiều công dụng như tăng cường >sức khỏe của xương, não bộ, cải thiện hệ tiêu hóa và đặc biệt yến sào giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Yến sào có nhiều thành phần >dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta không thể tổng hợp được trong đó protein là thành phần phong phú nhất của yến, chứa tất cả các axit amin thiết yếu, là cơ sở cấu tạo nên protein. Theo các nhà nghiên cứu chúng cũng chứa 6 loại hormone, bao gồm testosterone và estradiol.
Yến còn chứa carbohydrate, một lượng nhỏ lipid (các phân tử tự nhiên bao gồm chất béo). Tổ yến có chứa các chất có thể kích thích sự phân chia và tăng trưởng của tế bào, tăng cường sự phát triển và tái tạo mô, đồng thời nó có thể ức chế nhiễm trùng cúm.
Một nghiên cứu năm 2016 đã chỉ ra rằng, trong yến sào có chứa 18 loại acid amin khác nhau, đặc biệt có hai loại acid amin là acid sialic và dẫn xuất thymol có tác dụng ức chế virus cúm.
Một nghiên cứu khác vào năm 2015 cho thấy tác dụng chống oxy hóa của yến sào là do hai thành phần, đó là ovotransferrin và lactoferrin. Hai thành phần này giúp bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi quá trình oxy hóa.
Vì vậy, yến sào là một món ăn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng liều lượng hoặc không đúng cách có thể gây phản tác dụng.
Tác dụng phụ khi sử dụng yến sào
Theo Healthline, không phải ai cũng phản ứng tốt với yến sào. Một số người bị dị ứng với yến sào, thậm chí bị sốc phản vệ đe dọa tính mạng sau khi tiêu thụ. Theo các chuyên gia, nước bọt của chim én, côn trùng bị chim én ăn, ve sống trong tổ và quy trình làm sạch tổ yến không đảm bảo đều có thể là nguồn gây dị ứng.
Hơn nữa, vi khuẩn được tìm thấy trong yến sào có thể gây ngộ độc> thực phẩm. Các vi sinh vật đáng quan tâm bao gồm E. coli, Salmonella, Staphylococcus aureus, nấm men và nấm mốc
Cũng cần lưu ý rằng vì tổ yến là sản phẩm phụ của động vật, một số quốc gia nhất định có giới hạn nhập khẩu nghiêm ngặt đối với chúng để ngăn chặn sự lây lan của cúm gia cầm H5N1, còn được gọi là cúm gia cầm.
Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều yến sào có thể làm cơ thể dung nạp đường quá mức. Hầu hết yến sào ăn liền bán sẵn trên thị trường đều được xử lý bằng các thành phần chứa nhiều đường để tăng hương vị và hoạt động như một chất bảo quản. Đường có tác dụng bảo quản tính toàn vẹn và chất lượng của sản phẩm, nhưng điều này làm ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng của nó.
Vì vậy, người tiêu dùng cần lưu ý kiểm tra bảng thành phần dinh dưỡng để nắm được hàm lượng đường của các sản phẩm yến sào ăn liền. Tiêu thụ quá nhiều đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ảnh minh họa
Những lưu ý khi sử dụng yến sào
Không ăn yến sào quá thường xuyên
Nhiều người cho rằng yến sào chứa nhiều chất dinh dưỡng nên ăn nhiều sẽ đem lại lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên sự thật hoàn toàn trái ngược.
Với những người khỏe mạnh, việc hấp thụ yến thường xuyên có thể không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, đối với những người cao tuổi và bệnh nhân đang điều trị, ăn quá nhiều yến sẽ gây tác động xấu tới hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. Nếu duy trì việc này trong thời gian dài, nó còn gây phản tác dụng. Do đó, người già và người bệnh chỉ nên ăn yến 2-3 lần/tuần và mỗi lần chỉ khoảng 3 gram.
Thời điểm ăn yến sào
Nhiều người có thói quen ăn yến sào bất kể thời điểm, dù sáng trưa tối đều được. Thực tế, việc ăn yến vào bất kể bữa ăn nào trong ngày cũng không gây hại lớn tới cơ thể nhưng lại khiến tác dụng của yến không thể phát huy hết, từ đó gây lãng phí.
Yến sào nên được ăn vào buổi sáng, thời điểm cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất. Việc ăn yến sào sau khi ngủ dậy sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể trong suốt ngày dài. Ngoài ra, yến sào có thể ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ 30p - 1h. Không nên ăn yến sào khi vừa ăn no.
Thời gian chưng yến
Tùy từng loại yến và cách chế biến mà có khoảng thời gian chưng yến phù hợp, tuy nhiên giới hạn thời gian thường từ 20-30 phút. Nếu chưng quá lâu, yến không những bị nhão, làm giảm độ ngon khi thưởng thức, mà còn khiến các chất dinh dưỡng bị suy giảm, hạn chế tác dụng đối với cơ thể.
Những người không nên ăn yến sào
Mặc dù có nhiều công dụng nhưng yến sào không phù hợp đối với một số đối tượng như phụ nữ mang thai dưới 3 tháng ăn yến dễ bị lạnh bụng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 7 tháng tuổi, người từng bị dị ứng khi ăn yến hoặc sử dụng các sản phẩm từ yến, bệnh nhân tiểu đường, viêm tụy, người đang bị cảm mạo, đau đầu, tay chân lạnh.