Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc, có hầu hết tại mâm cơm của các gia đình Việt. Thế nhưng, có những bộ phận của lớn chứa rất nhiều vi khuẩn và độc tố gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất bạn đừng ăn kẻo bệnh lúc nào mà không hay.

TYN (t/h) 07:14 12/04/2023

Phổi lợn

Phổi lợn chính là bộ phận chứa nhiều tế bào ung thư nhưng cũng nhiều người rất thích ăn. Phổi lợn có thể bị nhiễm độc ở một mức độ nhất định, nguyên nhân có thể là do việc xử lý phổi lợn không đúng cách, dễ tích tụ độc tố.

Ngoài ra, trong phổi lợn còn phát hiện có hàm lượng Clenbuterol dư thừa cao. Hàm lượng này cao nhất là ở phổi lợn, sau đó là gan lợn, thận lợn, nội tạng và cuối cùng là thịt lợn.

Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó thì phổi lợn cũng chứa rất nhiều vi khuẩn và vi rút, vì cũng giống như phổi của con người, chúng là cơ quan hô hấp và dùng để lọc không khí. Vậy nên, nếu lợn mắc bệnh ở phổi, phế nang đặc biệt dễ chứa ký sinh trùng, vi khuẩn và vi rút, nếu ăn uống không cẩn thận có thể gây hại cho cơ thể, thậm chí có thể gây ung thư nữa nha mọi người.

Ngoài ra, phổi lợn còn chứa nhiều kim loại nặng nữa vì phổi được thiết kế đặc biệt để dễ bị bám bụi, vì vậy các kim loại nặng trong bụi cũng sẽ tồn tại. Điều quan trọng nhất là phổi lợn có rất nhiều phế nang, một khi ăn phải những thứ này đặc biệt dễ gây ung thư cho cơ thể người.

 

Mỡ lợn

Đối với người mắc bệnh béo phì, người già, người muốn giảm cân tuyệt đối không nên ăn mỡ lợn. Người béo phì ăn mỡ lợn sẽ khó giảm cân, người già men tiêu hóa giảm rất khó khăn trong việc hấp thụ, người mắc bệnh tim mạch ăn quá nhiều mỡ khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao gây nhiều biến chứng đối với >sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

 Gan lợn

Gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh đó ạ. Vậy nên tốt nhất là mọi người ăn hạn chế thôi.

 Tiết canh

Ở Việt Nam, 70% bệnh nhân mắc chứng liên cầu khuẩn lợn đều là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh thường bị xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não…với tỉ lệ tử vong khoảng 7%. Vì vậy, tiết lợn nếu đã nấu chín thì không sao nhưng khi ăn sống lại rất có hại.

Thịt cổ lợn 

Như chúng ta biết, hạch bạch huyết là cơ quan miễn dịch của động vật và nằm rải rác ở nhiều nơi trên cơ thể. Tuy nhiên, hạch bạch huyết tập trung phổ biến nhất ở vùng cổ, đặc biệt là sau khi bị tổn thương, hạch sẽ được hình thành. Hạch bạch huyết chứa một số lượng lớn các tế bào thực bào, là những tế bào bảo vệ cơ thể bằng cách ăn các hạt có hại, vi khuẩn, tế bào chết. Vì thế hạch lớn chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, mầm bệnh có thể truyền trực tiếp bệnh vào cơ thể.


Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, cổ lợn cũng chứa một số lượng lớn tuyến giáp, nơi tiết ra hormone thyroxine. Khi hấp thu quá nhiều hormone thyroxine sẽ gây ảnh hưởng tới nội tiết con người và tới việc chuyển hóa trong cơ thể, gây nên các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa. Ngoài ra thyroxine rất ổn định và rất khó phá hủy ngay cả khi nấu ở nhiệt độ cao.

Thịt cổ lợn thường có giá thành khá rẻ, thường được trộn chung với các loại thịt khác để xay nhuyễn và làm các món như bánh bao, nem, thịt nhồi. Vì thế, để an toàn sức khỏe, bạn nên hạn chế ăn các món từ thịt xay. Ngoài ra, khi lựa chọn thịt, cần xem kỹ phần thịt dưới da xem có những hạt sần sùi hay không.

TYN (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe