Trẻ khóc đêm khiến giấc ngủ của trẻ cũng như cha mẹ bị gián đoạn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức khỏe của cả gia đình bị ảnh hưởng.
>Trẻ khóc đêm là gì?
Trẻ khóc đêm là một biểu hiện tâm lý tự nhiên ở trẻ nhưng nếu tình trạng này kéo dài và lặp lại hàng ngày trong một khoảng thời gian thì lại trở thành một câu chuyện khác.
Người ta thường gọi hiện tượng trẻ khóc đêm là “tiểu nhi dạ đề” hay đơn giản là “khóc dạ đề”. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi hay khóc đêm, trằn trọc khó ngủ hoặc trẻ đang ngủ bỗng giật mình tỉnh giấc, khóc thét. Trẻ có thể khóc từng đợt, nín rồi lại khóc hoặc khóc lè nhè cả đêm cho đến sáng. Ban ngày bé vẫn ăn ngủ bình thường.
>Nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm
Khi thấy trẻ khóc đêm khó ngủ, các bậc cha mẹ luôn lo lắng tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ khóc đêm. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ trằn trọc, không chịu ngủ đêm.
Trẻ khóc đêm do khó chịu mọc răng
Từ 4 tháng tuổi trở đi, nhiều trẻ bắt đầu mọc răng và khoảng 2 tuổi các bé sẽ mọc đủ hàm răng sữa.
Trẻ khóc đêm khó ngủ, kết hợp với các biểu hiện như chảy nước dãi nhiều, nướu sưng đỏ hoặc sốt nhẹ thì chắc chắn bé đang mọc răng. Vì thế nếu thấy trẻ 2 tuổi khóc đêm, mẹ cũng chưa cần quá lo lắng và kiểm tra xem con có đang mọc nốt những chiếc răng sữa cuối cùng không nhé.
Trẻ đi vệ sinh
Trẻ sơ sinh hay khóc đêm vì tã lót bẩn khiến da bé khó chịu, kém thoải mái. Vì vậy nếu bé bỗng khóc quấy đêm, mẹ cần nhanh chóng kiểm tra bé có đi vệ sinh không và nhanh chóng thay tã mới cho bé.
Ảnh hưởng từ tâm trạng của người lớn
Những người gần gũi trẻ như cha mẹ, bảo mẫu nếu có tâm trạng tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, buồn chán... cũng sẽ “lây” sang trẻ. Trẻ em rất nhạy cảm, những biến đổi tâm trạng hoặc thay đổi môi trường sống đột ngột có thể khiến trẻ bất an, lo lắng và khóc đêm bất thường.
Nhiệt độ phòng ngủ
Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của trẻ nhỏ. Nhiệt độ phòng ngủ nóng quá hoặc lạnh quá đều khiến trẻ khó chịu, kém thoải mái nên khó vào giấc ngủ.
Tác nhân gây dị ứng cho bé
Phòng ở của trẻ không trong lành, xuất hiện các tác nhân gây kích ứng đường hô hấp như khói thuốc lá, mùi sơn, bụi bẩn, lông động vật... dẫn tới trẻ quấy khóc, giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn.
Tiếng ồn
Những âm thanh có công suất lớn hoặc bất ngờ phát ra có thể làm trẻ giật mình và quấy khóc. Do vậy, cần hạn chế tối đa tiếng ồn và chọn vị trí yên tĩnh để trẻ có giấc ngủ sâu.
Trẻ bị nghẹt mũi
Trẻ mới sinh hoặc trẻ đang bị cảm thường xuất hiện nhiều vảy mũi trong khoang mũi khiến trẻ bị nghẹt mũi, khó thở. Trẻ bắt buộc phải thở bằng đường miệng. Không khí hô bên ngoài tác động đến cổ họng khiến trẻ đang bị nghẹt mũi, tiếp tục ho khan, sự khó chịu càng gia tăng và quấy khóc. Cha mẹ cần tích cực vệ sinh mũi để trẻ hít thở dễ dàng, lúc đó bé mới ngủ ngon được.
Rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa đi ngoài phân lỏng hoặc bụng phình to, đánh hơi nhiều nhưng không đi tiêu được khiến trẻ khó chịu do bụng chướng, đau bụng.
Hoạt động quá mức
Hệ thần kinh của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện,khả năng ức chế thần kinh kém. Do vậy, nếu ban ngày trẻ có nhiều hoạt động vui chơi quá sức sẽ khiến não bộ vẫn trong tình trạng hưng phấn nên khi ngủ đêm, trẻ có biểu hiện đột nhiên la khóc, thậm chí “nói mơ”.
Trẻ khóc đêm mẹ phải làm gì?
Trẻ khóc đêm phải làm sao đây là băn khoăn của nhiều bà mẹ phải thức khuya, dậy sớm vì nỗi khổ chăm con. Vậy mẹ hãy thử áp dụng những biện pháp dưới đây khi con mình có thói quen “ngủ ngày cày đêm” xem sao:
- Luyện ngủ đúng giấc: Ngoài 1 tháng tuổi, nhiều bà mẹ đã áp dụng phương pháp luyện ngủ cho trẻ sơ sinh. Biện pháp này giúp trẻ ngay từ sớm có thói quen ăn ngủ đúng giờ, tránh hiện tượng ban ngày ngủ nhiều, ban đêm thức chơi.
- Vỗ về bé: Được mẹ âu yếm, vỗ về trẻ sẽ bớt căng thẳng và lấy lại bình tĩnh. Vì vậy, ngay khi thấy trẻ khóc đêm dữ dội, mẹ cần nhanh chóng bế và ôm con vào lòng. Kết hợp với việc mẹ thủ thỉ, trò chuyện cùng con để giúp bé biết rằng có mẹ ở bên con sẽ trấn tĩnh, quên đi cơn khóc.
- Cho bé món đồ chơi quen thuộc: Đôi khi cách dỗ trẻ khóc đêm đơn giản đến không ngờ. Mẹ có thể đưa cho bé một chiếc gối ôm mềm mại, chiếc ti giả bé vẫn ngậm hoặc chú gấu bông bé thường chơi.
- Cho trẻ bú: Cơn đói xuất hiện giữa đêm có thể khiến trẻ quấy khóc, vì thế mẹ có thể cho con bú sữa hoặc uống thêm nước để trẻ ngủ ngoan trở lại.
- Thay tã lót: Mẹ cần vệ sinh để da trẻ luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát thì bé sẽ dễ chịu và không quấy khóc. Hãy theo dõi tần suất, thói quen đi vệ sinh của trẻ để chủ động xi tè hoặc thay tã lót trước khi cơn khóc của bé xuất hiện.
- Thay đổi môi trường ngủ của trẻ: Cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát nhưng cũng đủ ấm khi trời lạnh. Nơi ngủ yên tĩnh, ánh sáng vừa phải, tránh tiếng ồn để bé có giấc ngủ sâu.
- Sử dụng thảo dược: Có một số loại thảo dược thiên nhiên giúp trẻ khóc đêm có giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng cần sự tư vấn của thầy thuốc chuyên môn.
Những vấn đề khác liên quan trẻ khóc đêm
- Trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân:
Nhiều trường hợp trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân, và một ngày “bất ngờ” hiện tượng này ở trẻ cũng biến mất. Qúa trình >chăm sóc con nhỏ vô cùng vất vả và đòi hỏi sự nhẫn nại, kiên trì cùng tình yêu của các bậc cha mẹ. Điều quan trọng khi thấy trẻ khóc đêm là khi dỗ bé cha mẹ luôn giữ sự bình tĩnh và thoải mái. Hãy cố gắng mọi cách giúp con thoải mái như mát-xa bụng, cho con vào xe đẩy, hoặc cùng thức dậy và chơi với con...
- Trẻ khóc đêm thiếu chất gì?
Nhiều chuyên gia cho biết trẻ khóc đêm có thể do mắc bệnh lý còi xương vì thiếu canxi. Khi cơ thể trẻ thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương. Vỏ não luôn trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ dù đã đến giờ ngủ nhưng vẫn không chịu ngủ, hoặc trẻ khó ngủ sâu giấc.
Vì vậy, các mẹ nên lưu ý cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D. Phòng ở của trẻ không nên quá chói sáng nhưng cũng không được quá tối, kín.
Đồng thời, chế độ ăn của trẻ cần linh hoạt, bổ sung nhiều nguồn thực phẩm giàu canxi để tránh hiện tượng trẻ còi xương, suy >dinh dưỡng.
Một số bài thuốc đông y chữa chứng trẻ khóc đêm
Theo Đông Y, chứng khóc ở trẻ nhỏ là do “thần khí” cũng như khả năng thích nghi với môi trường còn yếu. Trẻ dễ bị các tác nhân bên ngoài làm cho sợ hãi. Ngoài ra, trẻ có thể bị tâm nhiệt (tạng tâm bị nhiệt), tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, chức năng tiêu hóa yếu…) dẫn tới khó ngủ, khóc đêm kéo dài. Tùy vào tình trạng và độ tuổi, thầy thuốc Đông y có một số bài thuốc chữa chứng khóc đêm rất hay như:
Bài 1: Trẻ có tỳ vị hư hàn khiến bụng lạnh, tiêu hóa kém.
Trẻ có biểu hiện: Trẻ khóc đêm khó ngủ, ra nhiều mồ hôi trộm, người mỏi mệt, bụng lạnh, tiêu chảy, lưỡi có nhiều rêu trắng.
Thuốc dùng: Bạch truật 6 g, phục linh 6 g, cam thảo 3 g ,đẳng sâm 8 g. Sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước nhiều lần trong ngày.
Hoặc gừng tươi 5 g thái chỉ, cho vào cốc sứ, đổ nước sôi vào hãm khoảng 5 phút. Cho 15 g đường đỏ vào quấy đều, chia ra cho trẻ uống trong ngày và trước lúc đi ngủ.
Những vị thuốc này đều có tác dụng “ôn trung kiện tỳ" giúp làm ấm bụng, tăng cường tiêu hóa.
Bài 2: Trẻ khó ngủ khóc đêm do tâm nhiệt
Biểu hiện: Trẻ khóc đêm, tiếng khóc to. Mặt trẻ đỏ, hơi thở nóng, táo bón, rêu lưỡi vàng.
Bài thuốc: Lá vông nem 6 g, rau má 12 g, diếp cá 8 g, gừng tươi 2 lát. Sắc lấy nước, cho trẻ dùng thay nước hàng ngày. Ngoài ra, mẹ có thể sắc lá tre, chắt lấy nước, cho gạo vào nấu cháo cho con ăn trong ngày.
Bài 3: Trẻ khóc đêm vì lo sợ bất an
Biểu hiện: Trẻ khóc đêm do tinh thần bất an, đang ngủ chợt tỉnh giấc khóc thét.
Bài thuốc: Xác ve 2 g, viễn chí 4 g, phục thần 4 g, táo nhân 4 g. Sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.