Trẻ đau bụng có khi là do bệnh nhưng có nhiều lúc chỉ là cơn đau tức thì không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bé.
- Bé 2 tháng bị ho kéo dài mẹ chủ quan khiến bé rơi vào tình trạng nguy kịch, hối hận thì đã muộn
- Mùa hè 99% cha mẹ dùng quạt phun sương, điều hòa cho con mà không biết những điều này: Cẩn thận rước bệnh nặng
Lạnh bụng
Hiện tượng này thường xuất hiện vào mùa hè bởi thân nhiệt của trẻ cao hơn người trưởng thành nên đêm ngủ rất dễ bị lạnh bụng. Cụ thể, khi bị lạnh bụng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột của trẻ sẽ bị khí lạnh kích thích, dễ dẫn đến co bóp mạnh, gây ra đau bụng. Bên cạnh đó, lạnh bụng sẽ làm tăng nhu động của ruột khiến số lần đi ngoài tăng lên, chỉ cần phân không có dịch nhầy và máu thì sẽ không có vấn đề gì.
Trẻ hoạt động quá nhiều
Trong một số trường hợp do trẻ vui chơi, chạy nhảy quá mức cũng có thể dẫn đến tình trạng đau bụng. Theo đó, đau bụng dạng này sẽ xuất hiện sau khi vận động quá mạnh và chỉ cần ngừng vận động là cơn đau nhức sẽ biến mất. Cụ thể, vận động sẽ làm cho dạ dày đường ruột dao động và làm giảm sự cung cấp máu cho bộ phận tiêu hóa khiến trẻ bị đau bụng. Sau bữa ăn, không nên lập tức vận động để tránh gây rối loạn chức năng dạ dày, không tốt cho tiêu hóa.
Trẻ bị thiếu canxi
Nếu bố mẹ quan sát thấy con có các dấu hiệu như ngủ không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi và xuất hiện những cơn đau bụng kéo dài trong vài phút thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ vì có thể bé đã bị thiếu canxi. Cụ thể, lúc này trẻ bị đau bụng là do lượng canxi thiếu hụt sẽ làm tăng cao hưng phấn của cơ bắp thần kinh, cơ trơn thành ruột bị kích thích nhẹ sẽ dẫn đến co bóp mạnh dẫn đến đau.
Trong trường hợp này, bố mẹ có thể bổ sung canxi cho con qua các loại thực phẩm như: Trứng gà, thịt bò, tôm, đậu, rau xanh,... Đồng thời, nên uống thêm canxi do bác sĩ chỉ định.
Vấn đề về tâm lý
Nếu trẻ bị đau bụng nhưng vị trí mỗi lần lại khác nhau, kèm theo hiện tượng mặt tái xanh, tâm trạng căng thẳng, buồn nôn, nôn mửa, bỏ ăn thì nguyên nhân có thể do dị ứng thức ăn hoặc tâm trạng rối loạn, lo lắng và thậm chí là trầm cảm.
Theo đó, bố mẹ nên tìm cách tăng cường dinh dưỡng, chú ý sự phối hợp thực phẩm cân bằng, ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng, tăng cường thể lực cho bé. Đồng thời, nói chuyện với trẻ nhiều hơn để tâm trạng con được thoải mái, thư giãn, hết lo lắng sẽ hết đau bụng.
Xử trí trẻ đau bụng tại nhà
Khi trẻ đau bụng, điều đầu tiên bà mẹ nên làm là trấn an, vỗ về và cho bé nằm nghỉ. Cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Cần cung cấp dịch đầy đủ để tránh cho trẻ bị mất nước khi ói hay tiêu chảy nhiều. Dung dịch Oresol là tốt nhất cho trẻ. Không cho bé uống một lúc quá nhiều mà nên kiên nhẫn cho bé uống từ từ từng ngụm nhỏ, nhất là sau khi trẻ đi tiêu chảy.
Nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục.
Có thể cho trẻ dùng những thuốc hạ sốt thông thường như Efferalgan, Hapacol, Tylenol để khi trẻ sốt. Nếu trẻ không sốt, nên hạn chế sử dụng những thuốc với mục đích giảm đau vì có thể làm che lấp những dấu hiệu cần thiết để phát hiện bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Kháng sinh chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.