Mặc dù sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng khi trẻ bị sốt lạnh run người thì lại khiến cho nhiều bố mẹ lo lắng và lúng túng. Phần lớn lại không biết làm thế nào để vừa giữ ấm lại vừa hạ sốt cho trẻ. Và liệu nó có gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ hay không, hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé!
Sốt là một trong những dấu hiệu về sức khỏe mà bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng phải trải qua ít nhất một lần, đặc biệt trong quá trình phát triển tự nhiên (ví dụ như mọc răng). Thực chất đây chỉ là một phản ứng rất bình thường của cơ thể, có thể coi là một cơ chế phòng vệ khi tiếp xúc với những thay đổi hoặc tác nhân từ môi trường bên ngoài.
Trẻ bị cảm lạnh, sốt cao cũng có thể có triệu chứng lạnh run. Mặc dù nhiệt độ cơ thể cao (thường ở ngưỡng 38~39 độ C) nhưng chân tay lại lạnh ngắt, đôi khi tím tái và toàn thân run rẩy. Nhiều người lầm tưởng hiện tượng này với tình trạng co giật do sốt cao. Nếu trẻ có hiện tượng sùi bọt mép hoặc trợn mắt thì đây là tình trạng hết sức nguy hiểm, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức. Nhưng nếu không có những dấu hiệu trên thì đây là tình trạng trẻ bị sốt lạnh run người.
Diễn biến của bé bị sốt lạnh run người có thể xảy ra như sau:
- Ban đầu:
Bố mẹ có thể thấy da mặt trẻ đỏ bừng, thường xuyên quấy khóc, ngủ nhiều và luôn trong tình trạng mệt mỏi. Nhiệt độ cơ thể sau khi đo khá cao, thường là 38 độ C nhưng cơ thể trẻ vẫn run rẩy, người vã nhiều mồ hôi. Kèm theo đó là các cơn đau đầu, chóng mặt rất khó chịu.
Nếu trẻ đã bắt đầu có những biểu hiện trên, bố mẹ nên theo dõi kỹ hơn từ đây.
- Biểu hiện lâm sàng:
Quá trình này kéo dài khá lâu và đòi hỏi sự theo dõi sát sao của bố mẹ, vì những biểu hiện ở trẻ có thể thay đổi nhanh chóng. Đặc biệt những lúc sốt cao hoặc sau khi hạ sốt, bởi nếu không, tình trạng rất có thể sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng đến >sức khỏe của trẻ.
Đây là điều khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lúng túng. Vì nhiệt độ cơ thể trẻ lúc nóng, lúc lạnh, lúc lại đồng thời cả nóng và lạnh. Hoặc do bố mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm nên sinh ra lo lắng, bất cẩn. Lời khuyên là đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh theo dõi những biểu hiện của con và áp dụng một số những chú ý cần thiết đầu tiên để trẻ có thể thoải mái nhất. Bố mẹ trong quá trình >chăm sóc trẻ bị sốt lạnh run người cần phải chú ý những điều sau:
Điều quan trọng là phải liên tục theo dõi nhiệt độ của trẻ. Dùng kẹp nhiệt độ đo nách hoặc hậu môn của trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt (đã hỏi ý kiến bác sĩ trước đó về loại thuốc và liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ). Sau khi uống thuốc khoảng 30 - 45 phút thì kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ.
Trường hợp trẻ sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đỡ thì cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời.
Xem thêm:
- Chăm sóc trẻ bị sốt cao co giật, tránh để lại hậu quả nguy hiểm theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi
- Trẻ bị sốt và nôn: Mẹ tuyệt đối không được chủ quan
Bởi vì lúng túng và lo lắng nên không ít bố mẹ vô tình đã mắc những sai lầm cơ bản trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt lạnh run người. Dưới đây là một vài sai lầm thường gặp nhất:
Hiện nay vẫn chưa có loại vắc-xin nào để phòng bệnh sốt rét ở trẻ. Vì thế cần "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Việc phòng chống muỗi truyền bệnh và những tác nhân gây bệnh từ môi trường vẫn là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Bạn có thể dùng các hóa chất để diệt muỗi (không để trẻ tiếp xúc hoặc hít phải) hoặc ngăn sự tiếp xúc gián tiếp giữa người và muỗi như mắc màn khi đi ngủ, mặc áo dài tay cũng như hạn chế mặc các loại quần áo tối màu vào buổi tối. Bên cạnh đó cần vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ nơi cư trú của muỗi như các bụi rậm, cống rãnh hoặc bể nước… Có thể sử dụng nhang chống muỗi để phòng tránh bệnh sốt rét.
Mong rằng bài viết trên đây đã trang bị cho các cặp bố mẹ những thông tin cần thiết nhất về tình trạng trẻ bị sốt lạnh run người. Tính đến hiện nay vẫn chưa có loại vắc xin nào để phòng bệnh sốt rét nên cách tốt nhất là nên vệ sinh nhà cửa và những vùng xung quanh để muỗi không thể sinh sống. Cuối cùng, bố mẹ nên để ý và quan tâm đến những biểu hiện sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời và có phương pháp xử lý thích hợp nhất.