Đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan nhanh chóng nên dễ phát thành đại dịch. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ cần phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách để tnhanh chóng khỏi bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Nội dung bài viết:
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ em
Dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
Kinh nghiệm chăm sóc >trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà
Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ
Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh mắt cho trẻ hằng ngày
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với mọi người
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ em
Trẻ bị đau mắt đỏ chủ yếu do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.
Trẻ đau mắt đỏ do tiếp xúc với bạn bè hay những người xung quanh bị mắc căn bệnh này, đôi khi là do trẻ dùng chung khăn tắm, đồ chơi với trẻ bị bệnh hoặc đơn giản là do trẻ cầm nắm những vật dụng bị dính dịch tiết có chứa virus, vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra, trẻ hay có thói quen dụi mắt. Khi tiếp xúc với đồ vật không đảm bảo vệ sinh sau đó trẻ đưa tay dụi mắt cũng rất dễ khiến trẻ bị đau mắt đỏ.
Bệnh đau mắt đỏ tuy là bệnh lành tính nhưng không phải không có biến chứng. Một số biến chứng của bệnh như: Viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu, viêm mủ túi lệ,… nguy hiểm hơn có thể gây sẹo giác mạc, suy giảm thị lực.
Dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày nếu như được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý đến các triệu chứng của bệnh để phát hiện bệnh sớm, đưa trẻ đến khám tại các cơ sở mắt chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị.
Trẻ có cảm giác cộm, xốn, đau, nóng, ngứa hay nặng mi, sợ ánh sáng và chảy nước mắt, mắt đổ ghèn nhầy có thể gây dính mi, nhất là lúc thức dậy vào buổi sáng. Chất tiết ghèn có thể là mủ trắng sữa, vàng nhạt hay xanh nhạt; Có thể đặc hay lỏng; Sau khi lau sẽ xuất hiện lại rất nhanh.
Thường xảy ra ở một bên, vài ngày sau lan sang mắt bên kia, cũng có thể ở hai mắt cùng một lúc.
Trẻ nhỏ quấy khóc, khó chịu
Đôi khi trẻ cũng có biểu hiện sốt nhẹ, ho khan, nổi hạch…
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà
Trẻ bị đau mắt đỏ là căn bệnh dễ lây lan, có thể bùng phát thành dịch. Do đó, nếu trẻ bị bệnh cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học ở nhà để chăm sóc, điều trị và tránh lây cho những trẻ nhỏ khác.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị tiêu diệt virus gây bệnh đau mắt đỏ. Việc điều trị chủ yếu là để giảm triệu chứng và tăng cường sức đề kháng ở trẻ để chống lại với virus.
Cha mẹ thường bối rối và lo lắng không biết trẻ bị đau mắt đỏ phải làm sao. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc trẻ ở nhà:
Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ
Mắt là cơ quan nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý nhỏ thuốc, nhỏ sữa hay đắp lá vào mắt trẻ như lá trầu, lá dâu…Điều này sẽ làm mắt trẻ bị tổn thương nặng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ về loại thuốc nhỏ mắt cho con vì mỗi người sẽ phù hợp với mỗi loại thuốc khác nhau, không dùng thuốc của người khác để nhỏ mắt cho bé.
Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý
Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ có thể nhỏ mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) khoảng 5 - 7 lần một ngày. Ngoài ra khi trẻ bị bệnh, cha mẹ hay người thân trong nhà cũng cần nhỏ mỗi ngày 3 - 5 lần để phòng ngừa đau mắt đỏ lây lan.
Lưu ý: Mỗi thành viên dùng riêng một lọ nước muối sinh lý, không dùng chung kể cả những người không có bệnh.
Vệ sinh mắt cho trẻ hằng ngày
Khi trẻ bị đau mắt đỏ, mỗi ngày bạn nên lau rửa ghèn, gỉ mắt cho con ít nhất 2 lần bằng khăn ẩm hoặc bông sạch. Các bước vệ sinh mắt như sau:
Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi vệ sinh mắt cho trẻ.
Chuẩn bị nước muối sinh lý, 2 miếng gạc vô khuẩn sử dụng cho 2 mắt. Nếu mắt bé bị đỏ một bên thì cần phải chú ý vệ sinh cẩn thận, tránh virus gây bệnh có cơ hội tiếp xúc với bên mắt còn lại.
Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.
Sau đó lau lại cho con bằng khăn ấm. Mẹ cho bé dùng khăn riêng và khăn sau khi mỗi lần sử dụng cần được giặt sạch và phơi khô.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với mọi người
Trẻ bị bệnh cần được cho nghỉ học ở nhà, không đến nơi công cộng để tránh lây lan. Ngoài ra, bạn cũng không nên để trẻ ôm, hôn người khác vì bệnh đau mắt đỏ thường lây lan qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay…
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Đây là việc làm quan trọng nhất bởi điều này có thể giúp trẻ giảm bớt mệt mỏi, ít bị mất sức và bệnh sẽ không có nguy cơ diễn tiến thành những biến chứng nặng nề
Khi trẻ bị đau mắt đỏ mẹ nên chú ý đến chế độ >dinh dưỡng của con để cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất. Bổ sung vitamin C sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, xoa dịu những cảm giác nóng rát khi mắt bé bị đỏ. vitamin C có nhiều trong cam, dâu tây và hạnh nhân.
Các thực phẩm bổ sung vitamin A, B12, D cũng rất tốt cho bé bị đau mắt đỏ như rau cải xanh, rau bina,...Ngoài ra những thực phẩm chứa beta-carotene như bí đỏ, đu đủ,...cũng rất tốt cho bé giúp ngăn ngừa bệnh phát triển.
Mẹ cũng hãy nhớ cho trẻ uống đủ nước, nếu trẻ còn bú mẹ thì cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt.
Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Bệnh đau mắt đỏ tuy lành tính nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình học tập và sinh hoạt. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa…Vào thời điểm này, cơ thể trẻ mệt mỏi, sức đề kháng yếu nên rất dễ khiến bệnh bùng phát.
Do đó, khi gần vào mùa dịch, cha mẹ cần chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ bằng cách:
Thường xuyên rửa tay cho bé, đảm bảo vệ sinh cá nhân.
Dùng riêng vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm...
Dùng nước muối sinh lý rửa mắt cho trẻ từ 1 đến 3 lần mỗi ngày.
Giặt sạch khăn bằng xà phòng, phơi khô dưới ánh nắng hàng ngày.
Không dùng tay dụi mắt.
Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi cho bé
Khi vào mùa dịch, hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, đi bơi, tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
Trẻ bị đau mắt đỏ là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh, có thể làm suy giảm thị lực của trẻ nếu như cha mẹ không biết chăm sóc đúng cách. Do đó, khi trẻ có các triệu chứng của bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.