7 tháng tuổi có nghĩa là bé đã bước vào giai đoạn 2 của hành trình ăn dặm. Chính vì vậy mà thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi không chỉ tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ mà còn phải phân bổ các bữa ăn hợp lý.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi cần phải đa dạng, để giúp trẻ có sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng trung bình. 7 tháng tuổi bé trai nặng khoảng 8,3 kg và cao 69,2 cm còn bé gái cân nặng khoảng 7,6cm và cao 67,3 cm. Cũng bắt đầu từ giai đoạn này, trẻ sẽ phát triển nhanh về cả thể chất lẫn trí thông minh. Chính vì vậy mà >thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi cần cung cấp một chế độ >dinh dưỡng lành mạnh và hợp lý cho nhu cầu phát triển toàn diện.
Bắt đầu từ lúc 6 tháng tuổi, mẹ đã phải cho bé ăn dặm để được làm quen với cháo trắng đơn giản và một số loại rau củ xay nhuyễn. Sang đến 7 tháng tuổi, thực đơn ăn dặm của trẻ mẹ có thể cho bé ăn thêm cá, thịt hay một số loại hải sản khác, vừa giúp bé phát triển vị giác, vừa bổ sung thêm nguồn dưỡng chất cần thiết để bé sẽ ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, các món ăn dặm cho trẻ trong giai đoạn này mẹ vẫn phải đảm bảo độ mềm và mịn của cháo, nhưng có thể đặc hơn một chút so với giai đoạn 6 tháng tuổi tập ăn dặm.
Dưới đây là những món cháo ăn dặm mẹ có thể đưa vào> thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tăng cân hiệu quả, giúp con ăn nhanh chóng lớn.
Món cháo cá rau cải cho bé ăn dặm bổ sung nhiều dưỡng chất, tránh còi xương. Vì thế, muốn con tăng cân đều thì mẹ đừng quên bổ sung món này vào thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi. Để nấu món cháo này, mẹ hãy chọn nguyên liệu là cá hồi hoặc cá mòi hay bất kỳ loại thịt cá trắng nào cũng được. Nên chọn các loại thịt cá mềm và ít xương, lọc hết xương trước khi chế biến món ăn cho bé. Sau đó mẹ đem cá đi hấp hay luộc tới chín, gỡ bỏ hết xương trước khi đem giã nhỏ và mịn. Còn rau cải mẹ nên ngâm qua nước muối, để ráo nước rồi mang luộc chín mềm. Tiếp theo cắt nhỏ rau và nghiền nhuyễn. Để bé dễ ăn, dễ nuốt hơn thì mẹ nên lọc hết phần xơ. Đến khi nào cháo chín thì mẹ cũng nghiền nhuyễn cho thêm cá và rau vào và đun nóng trên ngọn lửa nhỏ. Quấy tơi, khi nào cháo sôi lại thì múc ra bát, để nguội rồi cho bé ăn.
Cháo cá hồi đậu đỏ vừa ngon, vừa giàu dinh dưỡng sẽ là món ăn vô cùng có lợi cho sự phát triển trí não và chiều cao của bé. Để làm món này mẹ cần chuẩn bị 30gr gạo, 50gr cá hồi, 20gr đậu đỏ, 5ml dầu ăn, đường, muối và hành lá. Sau đó, mẹ mang đi sơ chế, đậu đỏ ngâm trong nước ấm 3 tiếng trước khi chế biến món ăn, gạo và đậu đỏ cho vào nồi rồi thêm nước và đun ở ngọn lửa vừa tới khi nào gạo nở bung ra. Thỉnh thoảng mẹ nên khấy đều khi nấu để cho gạo không bị cháy ở đáy nồi. Còn phần cá hồi mẹ hãy làm sạch rút hết xương và nghiền nhuyễn rồi cho vào nồi cháo đun thêm 3 phút ở ngọn lửa vừa. Cuối cùng cho một chút hành lá rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát, mẹ cho thêm một chút dầu ăn, đợi cháo nguội chút là có thể cho bé ăn được.
Trong 100 g thịt lươn chứa 12,7 g chất đạm; 25,6 g chất béo. Trong đó cholesterol là 0,05 g, năng lượng là 285 calo, ngoài ra còn có các vitamin như: vitamin A và betacaroten: 2000 IU, vitamin B1: 0,15 mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31 mg, Biotin: 5 mcg, Vitamin B6: 0,28 mg. Khoáng chất: Sắt: 0,7 mg, Natri: 78 mg, Kali: 247 mg, Calci: 18 mg, Magie: 18 mg, Photpho: 160 mg. Những dưỡng chất này rất tốt cho sự phát triển của bé yêu. Chính vì vậy, trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng kiểu Nhật, người mẹ Nhật luôn cho con ăn dặm món cháo lươn bí đỏ hạt sen để hỗ trợ sự phát triển cả về trí não lẫn thể chất.
Để nấu món này mẹ hãy chuẩn bị 100gr thịt lươn, 1 lát bí đỏ, 6-7 hạn sen, nước dùng được nấu bằng cá ngừ và rong biển, hành lá, 1 nắm gạo, 1 muỗng canh dầu ô liu. Sau đó đem hấp hạt sen và bí đỏ chín trước khi giã nhỏ hay nghiền nhuyễn. Sau đó hấp chín lươn và tách đều các thớ thịt, giã nhuyễn. Còn cá ngừ và rong biển dùng để đun nước dùng. Tuy nhiên, có một số bé sẽ không thích loại nước dùng này thì mẹ có thể thay bằng nước hầm rau củ hay nước lọc…
Tiếp theo, mẹ cho gạo vào để nấu thành cháo, khi cháo đã chín cho các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên vào nồi cháo, đun tiếp trong 3 phút rồi cho hành lá vào. Khi nào cho trẻ ăn thì múc ra bát và cho thêm một chút dầu ô liu.
Ngoài những món cháo này, mẹ có thể cho bé ăn thêm cháo óc heo nấu bồ ngót hoặc cháo ăn dặm thịt heo rau củ đều được. Chúng đều cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của bé trong thời kì 7 tháng tuổi.
Trong giai đoạn này, mẹ có thể áp dụng thử thực đơn ăn dặm chỉ huy cho bé 7 tháng tuổi cũng được. Bé sẽ có “đặc quyền” tự quyết định bữa ăn của mình. Mẹ là người cung cấp đồ ăn và việc ăn như thế nào sẽ hoàn toàn do bé làm chủ. Khi áp dụng thực đơn này mẹ sẽ bỏ qua các bước cho bé ăn dặm bằng bột, cháo loãng và đút cho bé ăn từng muỗng. Thay vào đó, bé được ăn thức ăn thô ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, không đút, không thìa, không nĩa, bé dùng 2 tay để tự bốc và đưa thức ăn vào miệng. Nhưng với những bé kén ăn thì mẹ không nên áp dụng kiểu thực đơn này. Vì như vậy bé sẽ rất biếng ăn, lười ăn dẫn đến việc cơ thể bị thiếu dinh dưỡng và chậm phát triển.
>>> Xem thêm:
- Cách nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi mà mẹ bỉm sữa không thể bỏ qua
- Chi tiết thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng tuổi lúc nào cũng bắt đầu rất đơn giản. Đầu tiên mẹ sẽ xay nhuyễn thức ăn cho loãng để bé dễ tiêu hóa. Trước khi chuyển sang giai đoạn ăn cháo với thịt, cá, rau củ, mẹ nên cho em ăn bột trước. Có nghĩa thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng tuổi là sự kết hợp giữa những loại thức ăn có chất đạm, béo, tinh bột và chất xơ từ rau củ, trái cây tươi. Nếu như thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng kiểu Nhật chú trọng vào độ thô của thức ăn với nguyên tắc khuyến khích không trộn chung nhiều thức ăn, thì thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng tuổi của Việt Nam sẽ ngược lại và luôn tuân thủ 3 quy tắc sau:
Một là, cháo xay nhuyễn theo mức độ thô khác nhau, phù hợp độ tuổi để tập cho bé khả năng ăn thức ăn thô. Mẹ sẽ tự điều chỉnh độ thô từ ăn bột, ăn cháo đến ăn những thức ăn băm, rồi mới ăn cơm cùng gia đình.
Hai là, mẹ sẽ chọn những loại rau củ cung cấp cho bé đầy đủ vitamin cần thiết. Khi nấu nướng mẹ nên thêm gia vị để bé vừa dễ ăn vừa đảm bảo sự phát triển về thể chất. Sau đó, mẹ phải có thể xay thật mịn để bé dễ ăn hơn.
Thông thường các nhóm rau củ mẹ hay dùng là: cà chua, bí đỏ, cà rốt, khoai lang, bí đao, su su, mướp, mồng tơi, rau ngót…
Ba là, khi nấu với thực phẩm là thịt, cá… mẹ nên thêm gia vị như hành, gừng, nước mắm khi luộc và xào sơ chúng. Còn với tôm, cá, lươn, mẹ không nên xay quá nhuyễn sẽ gây mất chất dinh dưỡng và khiến bé dễ ngán ăn. Nên mẹ làm nát chúng để bé tập dần thói quen ăn thức ăn thô.
Ưu điểm của thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng tuổi là bé sẽ tăng cân nhanh trong thời gian đầu. Hơn nữa lại vừa đơn giản, tiện lợi, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con yêu. Việc xay nhuyễn thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm thì phương pháp này cũng có nhược điểm là xay nhiều loại thức ăn chung với nhau gây khó khăn cho việc phân biệt mùi vị, dẫn đến bé dễ biếng ăn.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp các chị em chọn được thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng phù hợp, giúp bé hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo tăng cân nhanh đều.