Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần phải bổ sung đủ chất và lượng thì mới có thể điều hòa các hoạt động và đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé sau đây.
- Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng
- Muốn con không bị cận thị mẹ đừng quên bổ sung những thực phẩm này vào thực đơn của trẻ
6 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu vận động nhiều hơn như lẫy, lật, trườn, bò. Vì vậy mà bé cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn. Hơn thế nữa, thời điểm này là lúc nguồn dự trữ sắt có trong cơ thể khi bé mới chào đời cũng dần cạn kiệt. Chính vì vậy, khi bé tròn 6 tháng tuổi bắt đầu cho ăn dặm là điều rất cần thiết. Ăn dặm là giải pháp hoàn hảo giúp bé bổ sung năng lượng cũng như bù đắp lượng sắt đã thiếu hụt.
Để bổ sung năng lượng cũng như cung cấp đầy đủ dinh dưỡng tốt cho sự hoạt động và phát triển của bé thì mẹ cần lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi một cách cụ thể. Điều này giúp mẹ kiểm soát được các loại thực phẩm cho con ăn, bổ sung phù hợp, không bị thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình phát triển của con.
Thực đơn bắt đầu ăn dặm cho bé 6 tháng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa rồi tăng dần lên 3-4 bữa trong một ngày khi gần 1 tuổi. Đồ ăn dặm của trẻ cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất là chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ và vitamin, để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí não lẫn thể chất. Đặc biệt là chọn thực phẩm giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng, chứa sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folate. Các dưỡng chất này có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật như thịt heo, bò, gà… các loại hải sản như nghêu, sò, ốc, hến… và các loại sữa. Đồng thời các loại thức ăn phải được chế biến riêng để giữ nguyên mùi vị, giúp bé sẽ học cách làm quen với từng loại mùi vị khác nhau.
Tuy nhiên, nếu mẹ nào thiếu sữa cho con thì nên cho trẻ ăn dặm sớm, có thể chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 5-6 tháng tuổi. Nhưng nếu sữa mẹ tốt, vẫn đủ cho con thì mẹ nên chờ khi nào con đủ 6 tháng thì hãy bắt đầu cho con ăn dặm. Tuy nhiên, khi trẻ chưa đủ 6 tháng thì thực đơn ăn dặm chủ yếu là sữa công thức. Vì hệ tiêu hóa lúc này của trẻ còn rất non yếu, chỉ có uống sữa mới giúp trẻ dễ tiêu hóa, đồng thời bổ sung được các chất dinh dưỡng cần thiết. Để chọn sữa, mẹ không nên chạy theo quảng cáo mà chọn loại sữa đắt tiền, không phù hợp với kinh tế gia đình. Mẹ nên chọn sữa phù hợp với tình trạng dinh dưỡng hiện tại cả trẻ. Trẻ thiếu tháng nhẹ cân dùng sữa premature. Trẻ trên 1 tuổi suy dinh dưỡng dùng sữa cao năng lượng. Nếu trẻ gầy, muốn tăng cân hãy chọn sữa béo tức sữa nguyên kem, sữa cao năng lượng. Còn trẻ béo, không muốn tăng cân thì hãy dùng sữa tách bơ, sữa không béo, sữa thấp béo. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị dị ứng sữa bò nên chuyển sang các sản phẩm sữa từ đậu nành. Còn trẻ dễ táo bón hãy chọn sữa có bổ sung chất xơ, prebiotic. Đặc biệt, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân thì cần phải chú ý rất kỹ về vấn đề này.
Khi cho trẻ ăn dặm, mẹ hãy cho con ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu. Đồng thời cho con ăn da dạng để được bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất. Bên cạnh đó cần chia nhỏ các bữa ăn, đối với các bé biếng ăn điều này là rất cần thiết. Không nên cho trẻ ăn những thức ăn thô, nguyên hạt khó tiêu, thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn… trong bữa chính. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý thêm một điều là trong thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng, mẹ hãy cho trẻ uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.
Các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày cũng cần phải thay đổi cho da dạng để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa, trẻ ăn nhiều hơn và không bị ngán. Đặc biệt, để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất cho trẻ, các bà mẹ nên lưu ý là nước hầm chỉ cho vị ngọt và mùi thơm nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng bao nhiêu. Vì thế cần phải cho trẻ ăn cả xác thịt thì mới đủ khả năng cung cấp dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Nếu mẹ đang còn phân vân và chưa thiết kế được thực đơn ăn dặm cho bé thì có thể tham khảo thực đơn bắt đầu ăn dặm cho bé 6 tháng sau đây.
Cháo cà rốt nghiền
Cà rốt là loại củ chứa hàm lượng vitamin A cao giúp phát triển thị lực và có tác dụng chống lại viêm nghiễm. Ngoài ra nó còn rát giàu beta-caroten rất có lợi với sự phát triển của bé 6 tháng tuổi. Vì thế, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm với cháo cà rốt nghiền. Mẹ đem cháo trắng nghiền nhuyễn. Sau đó trộn cháo với cà rốt cho sánh mịn vào nhau, nêm thêm gia vì và cho bé ăn.
Súp sữa bí đỏ
Bí đỏ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng chữa bệnh. Bí đỏ rất giàu chất xơ, tinh bột, protein, carotene, vitamin B, vitamin C và canxi, phốt pho và các yếu tố khác, những dưỡng chất này có tác động rất tốt lên quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, mẹ hãy nấu món súp bí đỏ để bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho trẻ. Để nấu món này mẹ hãy chuẩn bị 20g bí đỏ và 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bí đỏ thì mẹ gọt vỏ, thái miếng nhỏ, nấu chín trong 5 phút. Sau đó cho thêm sữa vào bí đỏ, nấu lửa nhỏ cho đến khi chín mềm rồi đem hỗn hợp nghiền nhỏ. Vậy là mẹ đã có món súp sữa bí đỏ giàu dinh dưỡng để cho con ăn dặm rồi.
Cháo rau chân vịt
Cháo rau chân vịt là món ăn rất bổ dưỡng thích hợp nằm trong thực đơn ăn dặm 1 tuần cho bé 6 tháng tuổi. Bởi rau chân vịt có chứa sắt, kali giúp bộ não bé phát triển tối ưu và giúp tuần hoàn máu nhanh hơn, bé sẽ thông minh hơn. Ngoài ra rau chân vịt còn chứa canxi và magie giúp xương bé chắc khỏe, hỗ trợ tăng chiều cao tối ưu. Như vậy, khi cho trẻ thường xuyên ăn dặm bằng món cháo rau chân vịt sẽ rất tốt, trẻ vừa cao lớn lại thông minh.
Để nấu món cháo này mẹ cần rửa sạch rau chân vịt, nhặt lấy lá. Luộc rau tới khi rau chín rồi nghiền nhuyễn. Sau đó nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo/ 10 nước, rồi rây nhuyễn lấy ra 2 thìa nhỏ. Tiếp theo trộn cháo với rau chân vịt cho vào bát, để nguội rồi cho bé ăn.
Ngoài những món cháo ăn dặm này, các mẹ có thể tham khảo thêm thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi sau đây.
Ngày 1 và Ngày 2: Cháo thịt bằm hầm nguyễn và nước ép táo 40ml.
Ngày 3: Dashi củ quả (nước dùng trong ẩm thực Nhật) và cháo cà rốt.
Ngày 4: Súp bơ sữa.
Ngày 5: Cháo bí ngòi hoặc cháo cá bào rong biển.
Ngày 6: Cháo củ cải bí đỏ và nước dashi.
Ngày 7: Cháo bí ngô hoặc cháo susu
Ngày 8: Cháo bí xanh hoặc cháo cải bó xôi
Ngày 9: Súp sữa khoai lang
Ngày 10: Cháo bắp hầm nhuyễn.
Ngày 11: Cháo rau ngót và nước dashi
Ngày 12: Cháo khoai tây
Ngày 13: Cháo bắp cải hoặc cháo dầu oliu
Ngày 14: Súp táo chuối và súp kem gà phô mai
Ngày 15: Nước ép đào và cháo mầm cải ngọt
Ngày 16: Nước ép nhỏ, cháo khoai lang tím
Ngày 17: Cháo bí đỏ và đậu hà lan
Ngày 18: Nước ép lê và cháo lòng đỏ trứng + 1 giọt dầu oliu
Ngày 19: Cháo dầu oliu + cải nhỏ
Ngày 20: Cháo cà rốt + dầu oliu và nước ép hoa quả
Ngày 21: Bánh mì trộn sữa
Ngày 22: Cháo dầu óc chó + bí đỏ
Ngày 23: Cháo yến mạch
Ngày 24: Cháo súp lơ trắng
Ngày 25: Cháo đậu xanh rau má
Ngày 26: Cháo thịt hầm xương
Ngày 27: Cháo mùng tơi và bí đao
Ngày 28: Cháo khoai lang + đu đủ
Ngày 29: Cháo bơ sữa
Ngày 30: Cháo rau củ quả thập cẩm
Trên đây là mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp trẻ ăn ngon miệng, không chán, hấp thu nhiều dinh dưỡng để phát triển tốt.