Những câu chuyện cụ thể dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh nhìn nhận về các "nhược điểm" của con theo nhiều góc độ thay vì chỉ thấy sự thất vọng hay tiêu cực.
Câu chuyện 1: Đứa trẻ có hành vi kỳ lạ
Là bậc làm cha làm mẹ, chúng ta đều hy vọng con cái trưởng thành có tài năng hơn người, phát huy được hết khả năng trong xã hội. Thế nhưng khi tài năng thiên phú của con bộc lộ ra bên ngoài, lại rất dễ bị chúng ta lầm tưởng là "những thứ gây phiền phức".
Có một bộ phim tài liệu ngắn kể về câu chuyện của tay trống chuyên nghiệp nổi tiếng thế giới, Clint Pulver với nội dung như sau:
Khi còn bé, trong mắt mọi người, anh là một cậu bé thành tích kém, thường bị ăn mắng và mất tập trung. Đặc biệt nhất là cậu không thể kiểm soát được tay của mình, chỉ cần ngồi xuống là cậu sẽ không ngừng gõ lên bàn.
Hành động của cậu luôn làm phiền người khác, thế nên chẳng những cậu bị bạn cùng lớp cấm cản mà còn bị giáo viên đuổi ra khỏi lớp, thậm chí bị hiệu trưởng mời họp phụ huynh. Khi đó, hiệu trường khuyên cậu, hãy đè mông mình lên hai tay nếu còn muốn gõ lên bàn.
Cậu bé làm theo lời khuyên của hiệu trưởng, nhưng mỗi lần cũng chỉ kiên trì được vài giây, rồi lại khống chế không nổi sự hiếu động, và lại bắt đầu gõ lên bàn.
Rồi một ngày, cậu gặp một thầy giáo. Lần này khi phát hiện hành vi cá biệt của cậu, thầy không hề phê bình mà chỉ ôn tồn hỏi: "Thầy có câu hỏi quan trọng muốn hỏi con, con có từng nghĩ tới việc học đánh trống không?"
Vừa dứt lời, thầy giáo liền lấy ra chiếc dùi trống đã chuẩn bị sẵn, nói với cậu bé: "Cậu bé, thầy nghĩ con hoàn toàn không phải là ‘đứa trẻ có vấn đề’ gì cả, ngược lại con có thể là một tay trống thiên bẩm.
Lời gợi ý của thầy giáo đã thay đổi cả cuộc đời cậu bé năm đó. Bởi vậy mà Clint Pulver luôn tin rằng, trong cuộc đời mỗi người đều sẽ có vài khoảnh khắc biến đổi vận mệnh.
Khoảnh khắc Pulver nhận lấy chiếc dùi trống chính là lúc anh thay đổi vận mệnh của chính mình.
Câu chuyện 2: Cậu bé vô tích sự trong mắt hiệu trưởng
Một người cha muốn biết con mình phù hợp làm công việc gì trong tương lai nên đã đến hỏi thầy hiệu trưởng.
Nào ngờ thầy hiệu trưởng trả lời: "Con của anh lười biếng, mất tập trung lại không nhớ nổi bất cứ điều gì. Vậy nên cậu bé chọn gì không quan trọng, vì cả đời nó sẽ không làm nên trò trống gì đâu."
Vị phụ huynh đó là Herman, và cậu con trai vô tích sự, không có tương lai trong mắt thầy hiệu trưởng chính là Albert Einstein, nhà phát minh nổi tiếng toàn thế giới.
Trong bài diễn thuyết "Đặc điểm khó chịu ở trẻ có thể là tài năng trời phú cho các con" trong chương trình TED TALK, cũng từng đề cập tới một câu chuyện:
Một cậu bé tên Lonnie, rất thích gây rắc rối, nghịch ngợm và hay gây tai họa. Khi còn nhỏ, suýt chút nữa cậu đã đốt nhà. Nguyên nhân là do cậu bé muốn đốt nhiên liệu dùng cho tên lửa ngay trong lò.
Hành động này quả thực khiến cho người khác không thể tin nổi. Nhưng mẹ của cậu không hề ngạc nhiên. Ngược lại qua sự cố này, bà nhìn thấy được tinh thần nghiên cứu khoa học của con trai và cho rằng đây là một chuyện hết sức tốt đẹp.
Và thế là bà bắt đầu chú ý dẫn dắt con trai, thậm chí còn làm nóng tấm thép cho cậu, để cậu có thể làm thực nghiệm ở nơi an toàn hơn.
Lonnie Johnson hiện có hơn 80 bằng sáng chế, và sớm trở thành bảo vật quốc gia với phát minh súng nước. Sản phẩm này có lượng tiêu thụ toàn cầu đạt gần 1 tỷ chiếc.
Lonnie đã dùng lợi nhuận này để thành lập nên công ty nghiên cứu của riêng mình, dốc sức nghiên cứu lĩnh vực liên quan đến năng lượng sạch.
Lời bình
Những đứa trẻ trong các câu chuyện trên đều có đặc điểm chung, đó là có hành vi, biểu hiện khiến người khác cảm thấy phiền phức, khó chịu.
Nếu chỉ nhìn thẳng vào các hành vi quậy phá, nghịch ngợm hay bất thường của trẻ, hẳn nhiều người sẽ cảm thấy bế tắc, hết cách với con.
Nhưng nếu suy xét về việc này từ góc độ khác nhau, chúng ta có thể phát hiện ra trên thực tế, nó hoàn toàn không tồi tệ như mình nghĩ. Điều này, kết hợp với sự dẫn dắt, gợi ý... có thể mang lại những thay đổi tích cực trong cuộc sống con cái chúng ta.
Thấy con có nhược điểm này, bố mẹ chớ vội lo lắng bởi đó có thể là biểu hiện của tài năng thiêm bẩm - Ảnh 5.